Nét đẹp trong nhịp sống thường
nhật ở phố biển Vũng Tàu hội tụ từ nhiều yếu tố đặc trưng khác nhau, tạo nên
một văn hóa bản địa có nhiều nét đặc sắc rất riêng. Trong đó yếu tố văn hóa
biển là một phần quan trọng không thể tách rời đối với mảnh đất và người dân
địa phương nơi đây. Đặt chân đến Vũng Tàu, có dịp khám phá, trải nghiệm và hòa
mình với cuộc sống phố biển, bạn sẽ cảm thấy yêu mến nơi này biết bao! Có lẽ
trong khoảnh khắc xiêu lòng, bạn sẽ chẳng muốn nói lời tạm biệt mà sẽ muốn ở
hoài nơi đây!
Ở Bài viết này tôi xin giới thiệu
đến các bạn đó là nét đẹp Cù lao Bến Đình, thành phố Vũng Tàu.
Cù lao Bến Đình thuộc địa phận phường 5,
phường Thắng Nhì và phường 9 (TP Vũng Tàu), là khu cù lao đầy sình lầy, cửa Vàm
kênh hướng ra vịnh Sao Mai (vịnh Gành Rái).
Vịnh Gành Rái là vụng nước lợ nơi mấy con sông như sông Ngã Bảy (Lòng Tàu), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải và sông Dinh từ phía bắc đổ vào vũng
trũng; phía đông là bán đảo Vũng Tàu với mũi Nghinh phong; phía tây là doi đất Cần Thạnh(Cần
Giờ) với mũi Đồng Tranh, ôm lấy vịnh ở ba mặt. Mặt
thông ra biển là cửa Cần Giờ, tức cửa biển chính
lên Cảng Sài Gòn.
Hai ngọn núi Lớn và núi Nhỏ Vũng Tàu còn
có tên là núi Gành Rái vì loài rái cá hay
tụ tập ở đó. Vịnh Gành Rái có lẽ cũng lấy tên từ đó vì nằm lui vào phía trong cửa biển khi
đã đi qua hai ngọn núi đó từ ngoài khơi ngược dòng nước lên Sài gòn.
Đáy vụng tương đối nông nên tàu lớn không dễ ra
vào được. Để cho thương thuyền lớn lên được Sài Gòn trên luồng hàng hải Sài Gòn
- Vũng Tàu, lòng vũng được nạo vét để giữ tầm sâu 8,5 mét trở lên. Luồng hàng
hải qua vịnh Gành Rái rộng 400 mét, có cắm phao để thuyền bè nhận diện khi lưu
thông.
Ngoài địa vị quan trọng thủy vận, vịnh Gành Rái
cũng là ngư trường lớn với nhiều trại nuôi thủy sản như tôm, cá, và
các loài hai mảnh như nghêu và hàu. Khu rừng ngập mặn là khu dự trữ sinh quyển nuôi dưỡng các loài
tôm cá khi còn non. Dân ven vịnh còn dùng địa thế thiên nhiên của vịnh để làm ruộng muối.
Kênh
Bến Đình thuộc địa phận phường 5, phường Thắng Nhì và phường 9 (TP Vũng Tàu),
phía Nam
là khu dân cư sầm uất, phía Bắc là khu cù lao đầy sình lầy, cửa Vàm kênh hướng
ra vịnh Sao Mai (vịnh Gành Rái). Hiện nay Kênh Bến Đình bị lấp gần hết chỉ còn
một cửa vào, trở thành kênh cụt, tạo ứ đọng bùn cát và chất thải. Mỗi khi thủy
triều xuống thấp, thuyền bè đi qua kênh này không thể ra vào được.
Ngoài ra, do sự bồi lắng nên tuyến luồng hiện đang khai thác tại kênh này đã bị thu hẹp và cạn dần. Trong khi đó, tàu đánh bắt cá của địa phương và nơi khác tập trung rất nhiều nên vào mùa mưa bão xảy ra tình trạng khu vực này quá tải, không đáp ứng được ghe tàu neo đậu dẫn đến mất an toàn giao thông đường thủy.
Ngoài ra, do sự bồi lắng nên tuyến luồng hiện đang khai thác tại kênh này đã bị thu hẹp và cạn dần. Trong khi đó, tàu đánh bắt cá của địa phương và nơi khác tập trung rất nhiều nên vào mùa mưa bão xảy ra tình trạng khu vực này quá tải, không đáp ứng được ghe tàu neo đậu dẫn đến mất an toàn giao thông đường thủy.
Theo kế hoạch dự kiến phía Cù lao Bến đình để phát triển khu
đô thị sinh thái, dự án này góp phần chỉnh trang, tạo cảnh quan, kiến trúc đô
thị khu vực Bến Đình, TP Vũng Tàu. Về
quy mô đầu tư, sẽ xây dựng phần đường giao thông và các công trình hạ tầng kỹ
thuật dọc tuyến (cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng) gồm 2,9km Tuyến chính
chạy dọc kênh Bến Đình; xây dựng 0,2km tuyến nối để kết nối đường Trần Phú với
tuyến chính (tại vị trí đường Bạch Đằng). Tổng chiều dài phần đường là 3,1km;
xây dựng 5,6km kè phía đất liền (2,5km chạy dọc kênh Bến Đình và 3,1km chạy dọc
kênh đối lưu); nạo vét 7,2km kênh (3,4km kênh Bến Đình và 3,8km kênh đối lưu);
xây dựng cầu Lê Văn Lộc kết nối với khu đất bên phía Cù lao Bến Đình ....
Một số hình ảnh về Phong cảnh Cù lao Bến Đình
Còn tiếp
Photographer Tây Nam
No comments:
Post a Comment