Qua
khỏi UBND xã Tam Phước (huyện Long Điền) một đoạn, sát bên đường thấy một chiếc
cổng khang trang dán gạch men màu vàng, mái cổng màu gạch đỏ tươi, trên cổng có
tấm bảng màu nâu với hàng chữ vàng nhạt: Mộ Bà Rịa. Hai bên cổng là dãy hàng
rào đẹp mắt, trang nghiêm. Khu mộ rộng lớn với những hàng trúc, tre đằng ngà,
bồ đề cùng nhiều loại cây xanh cho bóng mát. Đường và sân trong khuôn viên lót
đá sạch sẽ. Bên trái là Điện thờ “Bà Rịa tiên nữ nương nương”, trước điện thờ
là một ngôi nhà hình bát giác, bước sang phải là khu mộ bà Rịa, được tôn tạo
năm 2010. Vòng thành Mộ Bà Rịa được làm bằng đá ong mài, ngang 7m, dài 8,2m,
tường dày 0,5m, cao 1m, bốn góc gắn bốn chiếc đèn trang trí hình tròn. Nằm thấp
bên trong vòng thành là ngôi Mộ Bà Rịa được xây bằng ô dước, nấm mộ hơi gồ lên,
nằm trên ba bậc cấp. Bốn góc mộ có bốn trụ xi măng, đầu trụ nào cũng được tạo
hình bông sen, một đầu mộ, bia ghi: “Mộ Bà Rịa”. Đầu mộ bên kia là tấm bia ghi
bốn chữ Hán, có nghĩa “Bà Rịa tiên nương”, chữ vàng trên nền đỏ. Hai bên bia là
hai câu liễn chữ đỏ nền vàng.
Theo tương truyền Bà Rịa
là thứ dân, và cũng không ai biết bà họ gì, theo lời truyền ngôn và một ít tư
liệu còn sót lại thì Bà Rịa là dân gốc Phú Yên. Năm 15 tuổi (1680) thời hiền
vương Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687), bà theo cha và đoàn lưu dân vào Nam lập
nghiệp. Nơi đến là vùng đầm thiêng, nước độc, nhiều thú dữ, địa hình phức tạp,
bà đã cùng mọi người khai khẩn vùng Đồng Xoài (thành phố Bà Rịa ngày nay). Sau
đó, tiếp tục khẩn hoang về phía biển, đến Lữ Khê, rồi mở rộng về vùng Gò Xoài –
Phước Liễu, cho đến tận Láng Dài – Xuyên Mộc. Đặc biệt, vào năm Mậu Dần (1688)
bà đã huy động và chỉ huy dân chúng trong vùng sửa chữa cầu cống, đường sá bị
hư hại nặng sau trận bão lụt. Giúp cho quân của thống suất, thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh an toàn, nhanh chóng vượt qua vùng Phước Liễu hoàn thành sứ mệnh
kinh lược đất, chia đông phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh
Trấn Biên.
Bà Rịa sống trải qua 5
đời chúa Nguyễn, hưởng thọ 94 tuổi, vì suốt đời không chồng, con nên sau khi bà
mất, 300 mẫu ruộng do bà khẩn hoang được sung công điền và chia cho người
nghèo. Nhớ công ơn bà, nhân dân lập mộ bia khắc dòng chữ : “Nguyễn Thị Rịa tiên
nương”, dựng miếu thờ ở xã Tam An, huyện Long Đất (Nay là xã Tam Phước, huyện
Long Điền).
Trong thời chiến do bom
đạn khu mộ Bà Rịa bị bỏ hoang phế, cho mãi tới năm 1972, nhân phong trào phục
hưng xứ sở (xem xét lại việc thờ cúng với những người có công với nước ), chính
quyền sở tại cho trùng tu lại khu mộ của Bà Rịa.
Nhằm ghi khắc công lao của bà, nhân dân đã lập mộ thờ cúng và tôn vinh
và ghi trên bia của bà câu đối: “Bà Rịa anh linh di vạn cổ - Nương nương hiển
hách chứng thiên kim”.
Photographer Tây Nam (Sưu tầm)
No comments:
Post a Comment