Nước ta có một bờ biển dài hơn 3 triệu km, lại có vị
trí địa lý thuận lợi, là giao điểm của các đầu mối giao thông lớn. Do đó, nếu
phát triển được ngành vận tải và tận dụng hết các ưu thế tự nhiên, đây sẽ là
một lợi thế đáng kể của Việt Nam .
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, các phương tiện vận tải cũng như các cơ sở hạ tầng khác của giao thông
đều được nâng cao. Đồng thời với những tiến bộ đó là sự mở rộng của khái niệm
hoạt động vận tải và sự xuất hiện của ngày càng nhiều các hình thức vận tải
mới, tiêu biểu trong số đó chính là Vận tải đa phương thức.
Ở Việt Nam ,
loại hình vận tải này mới đang ở giai đoạn đầu trong quá trình hình thành và
phát triển. Hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức là
các loại hàng hoá xuất, nhập khẩu. Về xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng như
quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng
khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ
hay các máy móc thiết bị... Hiện tại, nước ta chưa có Luật riêng về loại hình
vận tải này chỉ có Nghị định do Chính phủ ban hành cụ thể như sau:Nghị định số 125/2003/NĐ-CP
ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận
tải đa phương thức quốc tế; Ngày
29/10/2009, Chính phủ lại ban hành nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương
thức, Nghị định thống nhất quản lý Nhà nước về vận tải đa phương thức quốc tế
và vận tải đa phương thức nội địa có hiệu lực từ ngày 15/12/2009.
Nghị định đã giải thích:
“Vận
tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương
thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
“Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa
phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở
Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
“Vận tải đa
phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam.
Ở Việt Nam, hàng hoá được vận chuyển theo hình
thức vận tải đa phương thức là các loại hàng được đóng trong container, chủ yếu
là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số
mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công
như: vải, sợi, len, dạ... hay các máy móc thiết bị...
Hiện nay, dịch vụ vận tải đa phương thức do các
công ty Việt Nam
cung cấp vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn các công ty chỉ mới cung cấp dịch vụ vận
chuyển đường biển kết hợp với đường ô tô. Cá biệt mới có trường hợp kết hợp
giữa vận tải biển và các loại hình vận tải khác như đường sắt hay đường hàng
không. Ngoài ra, các công ty cũng có cung cấp một vài dich vụ khác về kho bãi
và nhận làm thủ tục hải quan…
Việc phát triển loại hình dịch vụ vận tải đa
phương thức ở nước ta đang ở mức độ chậm do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất là bất cập về hệ thống luật pháp. Cho
đến thời điểm hiện nay, các lĩnh vực hoạt động đường bộ, đường sắt, đường thủy
nội địa, hàng hải, hàng không thuộc ngành Giao thông vận tải đều được điều
chỉnh bởi bộ luật hoặc các luật chuyên ngành như Bộ luật Hàng hải Việt Nam,
Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt,
Luật Hàng không dân dụng. Trong khi đó, loại hình vận tải mới mẻ này chỉ mới
chịu sự điều chỉnh của văn bản dưới luật, ra đời trước một số luật chuyên
ngành, nên vẫn còn một số một số điểm hạn chế và bất cập.
Thứ
hai, hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu vận
tải đa phương thức, đặc biệt là vận tải đa phương thức quốc tế. Hệ thống thông
tin phục vụ cho hoạt động vận tải đa phương thức còn kém và lạc hậu, chưa nối
mạng được trong cả hệ thống vận hành: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường
thủy nội địa và đường hàng không.
Thứ ba, các doanh nghiệp vận tải nước ta
cũng chưa nhạy bén, chưa thích ứng với
yêu cầu của kinh tế thị trường về dịch vụ trung chuyển container và vận tải đa
phương thức. Còn số ít các doanh nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực này thì sự hiểu
biết pháp luật quốc tế và kinh nghiệm kinh doanh còn nhiều hạn chế; chưa đủ sức
(cả về trình độ và khả năng kinh tế) để cạnh tranh với DN nước ngoài cùng tham
gia kinh doanh loại hình dịch vụ này tại Việt Nam, trong khi đó nước ta đang
đứng trước thềm hội nhập.
Còn tiếp ...
Photographer
Tây Nam
No comments:
Post a Comment