Tuesday, September 17, 2019

Phong cảnh Vũng Tàu


Bãi sau
Có tên gọi chính thức là bãi Thùy Vân, nhưng cái tên "bãi Sau" đã gắn liền với cách gọi của người dân địa phương và những du khách quen thuộc. Biển bãi Sau phẳng lặng hầu hết các ngày trong năm chỉ trừ mùa gió nam là sóng to. Với không gian trong lành, thoáng mát, bãi Sau lý tưởng để bạn thay đổi không khí nóng nực chốn đô thị.

Monday, September 16, 2019

Phong cảnh Việt Nam


Phong cảnh Việt Nam
1- Đường vào Thác Bản Giốc - Cao Bằng
"Thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới Việt - Trung. Phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, Tp. Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây. Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước." (Wikipedia)
Cách Hà Nội khoảng 350km & cách Trung tâm Tp. Cao bằng khoảng 80km.
Có thể nói Thác Bản giốc là thác hùng vĩ & đẹp nhất Việt Nam, được các trang du lịch uy tín bình chọn trong top các thác nước đẹp nhất trên Thế Giới. 
Bức ảnh được mình chụp vào giữa tháng 10.2015, vào đúng mùa lúa chín - mùa thác có nhiều nước & đồng lúa vàng dưới chân.

Thác Bản Giốc - Trùng Khánh - Cao Bằng
Thác Bản Giốc có độ cao hơn 30m với nhiều tầng đá vôi và cây cối xanh tươi với 3 tầng thác trắng xóa cuồn cuộn chảy.

Ảnh này được chụp từ tầng thác cao nhất vào 10.2015, lúc này từ cột mốc 836, có con đường mòn đi lên các tầng thác, tiếc là sau này có xảy ra sự cố, nên việc leo lên các tầng thác này bị hạn chế & phải có sự hướng dẫn của lực lượng biên phòng.


Nguyễn Thanh Tuấn

Tuesday, August 13, 2019

Nói về Cap Saint Jacques (Vũng Tàu)

Cap Saint Jacques là tỉnh cũ ở Nam kỳ, Việt Nam (Ngày 30/4/1929 Toàn quyền Đông Dương  thành lập tỉnh Cap Saint Jacques là phần đất của 3 xã Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam và xã Long Sơn).
Thời phong kiến
Vũng Tàu được biết đến từ thế kỷ 13 với tên gọi là trấn Chân Bồ. Có lần, sứ giả Châu Đạt Quan theo sứ đoàn Trung Hoa đi thăm kinh đô Angkor của Chân Lạp (nay thuộc Campuchia), lúc về kể lại rằng: "Rời bến Ôn Châu ở Chiết Giang... đi ngang Giao Chỉ Dương và đến xứ Chiêm Thành. Ở đấy, nhớ thuận gió, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp." Năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đi chinh phục trấn Chân Bồ, lập ba làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam nên được gọi là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy.Trong bộ Phủ biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜錄) năm 1776 của Lê Quý Đôn có nhắc đến bán đảo Vũng Tàu: "Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư." Tác phẩm Đại Nam nhất thống chí (chữ Hán: 大南一統志) thời nhà Nguyễn có ghi chép lại: "... trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ. Trên núi có suối nước ngọt, chân núi tụ họp dân chài, thật là chỗ cửa quan xung yếu."
Pháp thuộc (1859–1945)
Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.
Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh (circonscription administrative) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.
Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.
Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.
Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.
Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố (commune). Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã.
(theo wikipedia)
Một số hình ảnh St trên Internet về Cap Saint Jacques
Cap Saint Jacques - Transport en place d'une grosse pièce de siège
Cochinchine. Le cap Saint-Jacques 1932
Cap St Jacques , Vue Générale
Cap st. Jacques (Vũng Tàu) 1937










Saturday, August 3, 2019

Nói về Côn Đảo xưa


Năm 1912 Cầu tàu 914 đã xuất hiện trong bưu thiếp..? 


Cầu tàu 914 năm 1912
 
Cầu tàu được khởi công xây dựng từ năm 1873, với phác thảo dài 107m, bắt đầu từ mép lộ trước cổng Dinh Chúa đảo vươn ra vịnh Côn Sơn. Qua nhiều thời kỳ sửa chữa và mở rộng kéo dài hàng chục năm..!
Trạm gửi nhận bưu phẩm từ đất liền ở Côn Đảo thời Pháp 1912
Sở cảnh sát Pháp ở Côn Đảo 1912

Còn tiếp ...

Thursday, June 13, 2019

Bữa Tiệc Ly của Chúa


Hằng năm vào Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta cử hành thánh lễ Tiệc Ly để tưởng niệm việc Đức Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, rửa chân cho các môn đệ và trối lại cho chúng ta giới luật yêu thương.
Vậy Bữa Tiệc Ly của Chúa diễn ra lúc nào?
 
Chúng ta biết rằng sau khi bị bắt tại vườn Cây Dầu, Đức Giêsu bị điệu tới nhà thượng tế Hanna nơi diễn ra cuộc thẩm vấn lần thứ nhất (x. Ga 18,19-23), rồi Người lại bị dẫn đến nhà thượng tế Caipha (x. Ga 18,24), nơi họp Thượng Hội Đồng. Sau đó Đức Giêsu còn bị sỉ nhục, khạc nhổ, chế nhạo và đánh đập (x. Mc 14,65). Rạng sáng hôm sau, Thượng Hội Đồng tái nhóm (x. Mc 15,1) và quyết định xử tử Đức Giêsu. Sau phiên tòa tôn giáo, người ta lại điệu Đức Giêsu tới tổng trấn Philatô (x. Lc 23,1). Phiên tòa nơi tổng trấn Philatô chắc chắn phải kéo dài vì phải qua nhiều thủ tục. Sau đó Philatô chuyển Chúa Giêsu đến Hêrôđê Antipa (x. Lc 23,7). Cuộc thẩm vấn này hẳn cũng đòi nhiều thời gian bởi vì Tin Mừng thuật lại rằng “nhà vua đã hỏi Người nhiều điều” (Lc 23,9). Cuối cùng Hêrôđê lại trả Đức Giêsu về cho Philatô… (x. Lc 23,11). Một tiến trình xử án quy mô và rắc rối như vậy, lẽ nào lại chỉ diễn ra một cách chóng vánh trong khoảng mười mấy tiếng đồng hồ (từ tối thứ năm đến 3 giờ chiều thứ sáu) ? Hơn nữa sách luật Mishna quy định rằng: Không được kết án tử hình bất kỳ ai trước 24 tiếng kể từ lúc bị bắt. Vậy, Chúa Giêsu bị bắt vào tối ngày thứ mấy và Ngài dùng bữa tiệc chia tay với các môn đệ vào lúc nào ? Tưởng cũng phải tìm hiểu cho ra ngọn nguồn!
Hằng năm vào Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta cử hành thánh lễ Tiệc Ly để tưởng niệm việc Đức Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, rửa chân cho các môn đệ và trối lại cho chúng ta giới luật yêu thương.
Thực ra, Đức Giêsu đã dùng bữa tối cuối cùng với các môn đệ vào lúc nào ? Để hiểu rõ vấn đề tưởng cũng nên nói đến niên lịch của người Do thái. Trong khi ngày mới của chúng ta bắt đầu vào lúc nửa đêm thì người Do thái lại bắt đầu ngày mới vào khoảng 5 giờ chiều hôm trước. Dấu tích của tập tục này còn lưu lại trong phụng vụ kitô giáo ngày nay (Kinh Chiều I, lễ vọng các đại lễ).
Theo Tin Mừng Gioan thì Lễ Vượt Qua năm ấy rơi vào ngày thứ Bảy (x. Ga 19,31) và vì thế người ta ăn Chiên Vượt Qua vào chiều hôm trước, tức là thứ Sáu.
Vẫn theo Gioan, vì Đức Giêsu sẽ chịu chết vào chiều thứ Sáu, và không thể ăn bữa tối cuối cùng với các môn đệ vào đúng ngày được, nên Người đã cử hành sớm hơn một ngày, vào chiều thứ Năm. Vì thế Gioan đã viết rằng Đức Giêsu đã dùng bữa tối với các môn đệ “trước Lễ Vượt Qua” (Ga 13,1), và theo truyền thống này, chúng ta vẫn cử hành thánh lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh.

Theo caunguyenbangtraitim.com
Photographer Tây Nam St

Tuesday, June 11, 2019

Núi Tương Kỳ- Vũng Tàu


Núi Tương Kỳ thường được gọi là núi Lớn hay còn gọi là Đại Sơn là một ngọn núi nằm ở thành phố Vũng Tàu. Đây là một trong hai ngọn núi đẹp của thành phố biển (ngọn kia là Núi Nhỏ). Trên núi này có Bạch Dinh được xây thời Pháp thuộc nhìn ra biển, nơi có đặt các khẩu súng thần công. Ngọn núi này cũng nổi tiếng với chùa có Thích Ca Phật Đài - một bức tượng Phật ngọa thiền bằng thạch cao lớn. Núi lớn cũng có bức tượng Đức Mẹ lớn đứng nhìn ra biển.
Một số ảnh trên núi Tương Kỳ vào năm 2008.

Photographer Tây Nam

Monday, June 10, 2019

LOGISTICS


Nước ta có một bờ biển dài hơn 3 triệu km, lại có vị trí địa lý thuận lợi, là giao điểm của các đầu mối giao thông lớn. Do đó, nếu phát triển được ngành vận tải và tận dụng hết các ưu thế tự nhiên, đây sẽ là một lợi thế đáng kể của Việt Nam.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện vận tải cũng như các cơ sở hạ tầng khác của giao thông đều được nâng cao. Đồng thời với những tiến bộ đó là sự mở rộng của khái niệm hoạt động vận tải và sự xuất hiện của ngày càng nhiều các hình thức vận tải mới, tiêu biểu trong số đó chính là Vận tải đa phương thức.


Ở Việt Nam, loại hình vận tải này mới đang ở giai đoạn đầu trong quá trình hình thành và phát triển. Hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức là các loại hàng hoá xuất, nhập khẩu. Về xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ hay các máy móc thiết bị... Hiện tại, nước ta chưa có Luật riêng về loại hình vận tải này chỉ có Nghị định do Chính phủ ban hành cụ thể như sau:Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tếNgày 29/10/2009, Chính phủ lại ban hành nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức, Nghị định thống nhất quản lý Nhà nước về vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa có hiệu lực từ ngày 15/12/2009.
Nghị định đã giải thích:
 Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
 Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Ở Việt Nam, hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức là các loại hàng được đóng trong container, chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ... hay các máy móc thiết bị...
Hiện nay, dịch vụ vận tải đa phương thức do các công ty Việt Nam cung cấp vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn các công ty chỉ mới cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển kết hợp với đường ô tô. Cá biệt mới có trường hợp kết hợp giữa vận tải biển và các loại hình vận tải khác như đường sắt hay đường hàng không. Ngoài ra, các công ty cũng có cung cấp một vài dich vụ khác về kho bãi và nhận làm thủ tục hải quan…
Việc phát triển loại hình dịch vụ vận tải đa phương thức ở nước ta đang ở mức độ chậm do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất là bất cập về hệ thống luật pháp. Cho đến thời điểm hiện nay, các lĩnh vực hoạt động đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không thuộc ngành Giao thông vận tải đều được điều chỉnh bởi bộ luật hoặc các luật chuyên ngành như Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng. Trong khi đó, loại hình vận tải mới mẻ này chỉ mới chịu sự điều chỉnh của văn bản dưới luật, ra đời trước một số luật chuyên ngành, nên vẫn còn một số một số điểm hạn chế và bất cập.
Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu vận tải đa phương thức, đặc biệt là vận tải đa phương thức quốc tế. Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động vận tải đa phương thức còn kém và lạc hậu, chưa nối mạng được trong cả hệ thống vận hành: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không.
Thứ ba, các doanh nghiệp vận tải nước ta cũng  chưa nhạy bén, chưa thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường về dịch vụ trung chuyển container và vận tải đa phương thức. Còn số ít các doanh nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực này thì sự hiểu biết pháp luật quốc tế và kinh nghiệm kinh doanh còn nhiều hạn chế; chưa đủ sức (cả về trình độ và khả năng kinh tế) để cạnh tranh với DN nước ngoài cùng tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này tại Việt Nam, trong khi đó nước ta đang đứng trước thềm  hội nhập.


Còn tiếp ...
Photographer Tây Nam

Saturday, May 18, 2019

Nói về Cù lao Bến Đình

Nét đẹp trong nhịp sống thường nhật ở phố biển Vũng Tàu hội tụ từ nhiều yếu tố đặc trưng khác nhau, tạo nên một văn hóa bản địa có nhiều nét đặc sắc rất riêng. Trong đó yếu tố văn hóa biển là một phần quan trọng không thể tách rời đối với mảnh đất và người dân địa phương nơi đây. Đặt chân đến Vũng Tàu, có dịp khám phá, trải nghiệm và hòa mình với cuộc sống phố biển, bạn sẽ cảm thấy yêu mến nơi này biết bao! Có lẽ trong khoảnh khắc xiêu lòng, bạn sẽ chẳng muốn nói lời tạm biệt mà sẽ muốn ở hoài nơi đây!
Ở Bài viết này tôi xin giới thiệu đến các bạn đó là nét đẹp Cù lao Bến Đình, thành phố Vũng Tàu.
Cù lao Bến Đình thuộc địa phận phường 5, phường Thắng Nhì và phường 9 (TP Vũng Tàu), là khu cù lao đầy sình lầy, cửa Vàm kênh hướng ra vịnh Sao Mai (vịnh Gành Rái).
Vịnh Gành Rái có vai trò là cửa ngõ để luồng tàu đi vào các cảng ở TP.HCM, các cảng trên sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Dinh… Mọi tàu cá ngoài biển trở về Vũng Tàu đều phải đi qua vịnh Gành Rái vào kênh Bến Đình và cập các cầu cảng nhỏ trên kênh Bến Đình.
Vịnh Gành Rái là vụng nước lợ nơi mấy con sông như sông Ngã Bảy (Lòng Tàu), sông Đồng Tranhsông Thị Vải và sông Dinh từ phía bắc đổ vào vũng trũng; phía đông là bán đảo Vũng Tàu với mũi Nghinh phong; phía tây là doi đất Cần Thạnh(Cần Giờ) với mũi Đồng Tranh, ôm lấy vịnh ở ba mặt. Mặt thông ra biển là cửa Cần Giờ, tức cửa biển chính lên Cảng Sài Gòn.
Hai ngọn núi Lớn và núi Nhỏ Vũng Tàu còn có tên là núi Gành Rái vì loài rái cá hay tụ tập ở đó. Vịnh Gành Rái có lẽ cũng lấy tên từ đó vì nằm lui vào phía trong cửa biển khi đã đi qua hai ngọn núi đó từ ngoài khơi ngược dòng nước lên Sài gòn.
Đáy vụng tương đối nông nên tàu lớn không dễ ra vào được. Để cho thương thuyền lớn lên được Sài Gòn trên luồng hàng hải Sài Gòn - Vũng Tàu, lòng vũng được nạo vét để giữ tầm sâu 8,5 mét trở lên. Luồng hàng hải qua vịnh Gành Rái rộng 400 mét, có cắm phao để thuyền bè nhận diện khi lưu thông.

Ngoài địa vị quan trọng thủy vận, vịnh Gành Rái cũng là ngư trường lớn với nhiều trại nuôi thủy sản như tôm, cá, và các loài hai mảnh như nghêu và hàu. Khu rừng ngập mặn là khu dự trữ sinh quyển nuôi dưỡng các loài tôm cá khi còn non. Dân ven vịnh còn dùng địa thế thiên nhiên của vịnh để làm ruộng muối.
Kênh Bến Đình thuộc địa phận phường 5, phường Thắng Nhì và phường 9 (TP Vũng Tàu), phía Nam là khu dân cư sầm uất, phía Bắc là khu cù lao đầy sình lầy, cửa Vàm kênh hướng ra vịnh Sao Mai (vịnh Gành Rái). Hiện nay Kênh Bến Đình bị lấp gần hết chỉ còn một cửa vào, trở thành kênh cụt, tạo ứ đọng bùn cát và chất thải. Mỗi khi thủy triều xuống thấp, thuyền bè đi qua kênh này không thể ra vào được.
Ngoài ra, do sự bồi lắng nên tuyến luồng hiện đang khai thác tại kênh này đã bị thu hẹp và cạn dần. Trong khi đó, tàu đánh bắt cá của địa phương và nơi khác tập trung rất nhiều nên vào mùa mưa bão xảy ra tình trạng khu vực này quá tải, không đáp ứng được ghe tàu neo đậu dẫn đến mất an toàn giao thông đường thủy.
Theo kế hoạch dự kiến phía Cù lao Bến đình để phát triển khu đô thị sinh thái, dự án này góp phần chỉnh trang, tạo cảnh quan, kiến trúc đô thị khu vực Bến Đình, TP Vũng Tàu. Về quy mô đầu tư, sẽ xây dựng phần đường giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến (cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng) gồm 2,9km Tuyến chính chạy dọc kênh Bến Đình; xây dựng 0,2km tuyến nối để kết nối đường Trần Phú với tuyến chính (tại vị trí đường Bạch Đằng). Tổng chiều dài phần đường là 3,1km; xây dựng 5,6km kè phía đất liền (2,5km chạy dọc kênh Bến Đình và 3,1km chạy dọc kênh đối lưu); nạo vét 7,2km kênh (3,4km kênh Bến Đình và 3,8km kênh đối lưu); xây dựng cầu Lê Văn Lộc kết nối với khu đất bên phía Cù lao Bến Đình ....

Một số hình ảnh về Phong cảnh Cù lao Bến Đình

Còn tiếp
Photographer Tây Nam

Friday, May 17, 2019

Đời sông nước

Không nhà phiêu dạt trên sông
Theo con nước lớn nước ròng nổi trôi
.....
Thơ Trương Nam Chi

Còn tiếp ...
Photographer Tây Nam

Làng cá Phước Hải

Phước Hải là một trong những làng cá nổi tiếng lâu đời của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ đầu thế kỷ XVIII, xóm Lưới Rê đã hình thành và phát triển Nghề biển đánh bắt tôm cá đã giúp cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng thịnh vượng.
Xóm Lưới Rê chính là tên gọi của cách đánh cá ban đầu “dùng lưới để rê cá lại” được dùng để gọi tên xóm. Sau này, xóm Lưới Rê được đổi tên thành Hải Chữ (hải = biển, chữ = bờ, bãi). Đầu thời Gia Long, Hải Chữ và Phước Điền sáp nhập chung gọi là Phước Hải thôn.
Làng cá Phước Hải thuộc xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện có trên 2/3 dân số sinh sống bằng nghề đánh bắt cá làm khô. Với một đội tàu đánh cá hùng hậu lên đến 5.500 chiếc, mỗi năm khai thác trên 5.000 tấn cá. Trong số những làng cá lâu đời ở Bà Rịa - Vũng Tàu, làng cá Phước Hải có lịch sử lâu đời nhất.
Lịch sử hình thành Phước Hải được truyền đời qua câu chuyện lý thú và hấp dẫn. Chuyện kể rằng, vào khoảng năm 1725 - 1730, có một người tên Trần Văn Mầu đến vùng biển thuộc ấp Hải Lạc bây giờ khai phá đất hoang (hiện nay dân Phước Hải tôn ông là Tiền hiền, xây dựng lăng miếu hương khói quanh năm). Thuở ấy đây còn là vùng đất hoang vu, cây cối um tùm, nhiều thú dữ. Hằng ngày ông vào rừng lấy dây mấu về đánh nhuyễn, đan thành sợi lưới, rê theo con nước lên xuống để đánh bắt tôm, cá.
Một số người dân thường ngày ra biển lấy vỏ sò về nung vôi, thấy ông rê được nhiều tôm cá, đời sống khá hơn, bèn bỏ nghề cùng ông đan lưới, đánh bắt hải sản, sinh cơ lập nghiệp. Dần dần nơi đây hình thành một xóm, gọi là xóm Lưới Rê - ngôi làng cổ nhất của xã Phước Hải và là một trong những ngôi làng cổ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau này, cuộc sống của người dân xóm Lưới Rê ngày càng thịnh vượng, tên xóm được đổi thành Hải Chữ.  Đến thời Gia Long, Hải Chữ và Phước Điền được sáp nhập lại, gọi là Phước Hải thôn. Quá trình tụ cư lập nghiệp trên vùng đất lành cùng với sự phát đạt của nghề cá đã làm cho Phước Hải ngày một trù phú.
Đa phần người dân Phước Hải sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và làm khô cá, nên mỗi năm từ nơi này cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn khô cá các loại. Số lượng nhân công theo nghề thật phong phú và đa đạng, từ những em bé, phụ nữ, thanh niên trai tráng cho tới các cụ già, bà lão ai ai cũng hăm hở và tất bật với nghề. Họ có thể là người địa phương cũng có thể là người dân từ khắp các vùng miền khác nhau từ Bắc - Trung - Nam đến làm thuê làm mướn.

Con khô cá Phước Hải cũng vì thế mà vươn ra thị trường, không chỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu mà còn các vùng khác trong nước. Nhìn khô cá thơm ngon, mặn mòi, nhưng mấy ai biết rằng, để làm được một mẻ khô những người dân nơi đây cũng phải đổi bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu. Nghề làm khô cá ở Phước Hải tuy chưa mang lại nhiều thu nhập cho những người dân nơi đây nhưng cũng góp phần giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho bà con. Mong mỏi lớn nhất của bà con nơi đây là giải quyết vấn đề sân bãi để phơi cá và những công trình xử lý nước thải khi làm cá.

Photographer Tây Nam

Wednesday, May 15, 2019

Mộ Bà Rịa


Qua khỏi UBND xã Tam Phước (huyện Long Điền) một đoạn, sát bên đường thấy một chiếc cổng khang trang dán gạch men màu vàng, mái cổng màu gạch đỏ tươi, trên cổng có tấm bảng màu nâu với hàng chữ vàng nhạt: Mộ Bà Rịa. Hai bên cổng là dãy hàng rào đẹp mắt, trang nghiêm. Khu mộ rộng lớn với những hàng trúc, tre đằng ngà, bồ đề cùng nhiều loại cây xanh cho bóng mát. Đường và sân trong khuôn viên lót đá sạch sẽ. Bên trái là Điện thờ “Bà Rịa tiên nữ nương nương”, trước điện thờ là một ngôi nhà hình bát giác, bước sang phải là khu mộ bà Rịa, được tôn tạo năm 2010. Vòng thành Mộ Bà Rịa được làm bằng đá ong mài, ngang 7m, dài 8,2m, tường dày 0,5m, cao 1m, bốn góc gắn bốn chiếc đèn trang trí hình tròn. Nằm thấp bên trong vòng thành là ngôi Mộ Bà Rịa được xây bằng ô dước, nấm mộ hơi gồ lên, nằm trên ba bậc cấp. Bốn góc mộ có bốn trụ xi măng, đầu trụ nào cũng được tạo hình bông sen, một đầu mộ, bia ghi: “Mộ Bà Rịa”. Đầu mộ bên kia là tấm bia ghi bốn chữ Hán, có nghĩa “Bà Rịa tiên nương”, chữ vàng trên nền đỏ. Hai bên bia là hai câu liễn chữ đỏ nền vàng.

Theo tương truyền Bà Rịa là thứ dân, và cũng không ai biết bà họ gì, theo lời truyền ngôn và một ít tư liệu còn sót lại thì Bà Rịa là dân gốc Phú Yên. Năm 15 tuổi (1680) thời hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687), bà theo cha và đoàn lưu dân vào Nam lập nghiệp. Nơi đến là vùng đầm thiêng, nước độc, nhiều thú dữ, địa hình phức tạp, bà đã cùng mọi người khai khẩn vùng Đồng Xoài (thành phố Bà Rịa ngày nay). Sau đó, tiếp tục khẩn hoang về phía biển, đến Lữ Khê, rồi mở rộng về vùng Gò Xoài – Phước Liễu, cho đến tận Láng Dài – Xuyên Mộc. Đặc biệt, vào năm Mậu Dần (1688) bà đã huy động và chỉ huy dân chúng trong vùng sửa chữa cầu cống, đường sá bị hư hại nặng sau trận bão lụt. Giúp cho quân của thống suất, thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh  an toàn, nhanh chóng vượt qua vùng Phước Liễu hoàn thành sứ mệnh kinh lược đất, chia đông phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên.

Bà Rịa sống trải qua 5 đời chúa Nguyễn, hưởng thọ 94 tuổi, vì suốt đời không chồng, con nên sau khi bà mất, 300 mẫu ruộng do bà khẩn hoang được sung công điền và chia cho người nghèo. Nhớ công ơn bà, nhân dân lập mộ bia khắc dòng chữ : “Nguyễn Thị Rịa tiên nương”, dựng miếu thờ ở xã Tam An, huyện Long Đất (Nay là xã Tam Phước, huyện Long Điền).
Trong thời chiến do bom đạn khu mộ Bà Rịa bị bỏ hoang phế, cho mãi tới năm 1972, nhân phong trào phục hưng xứ sở (xem xét lại việc thờ cúng với những người có công với nước ), chính quyền sở tại cho trùng tu lại khu mộ của Bà Rịa.
Nhằm ghi khắc công lao của bà, nhân dân đã lập mộ thờ cúng và tôn vinh và ghi trên bia của bà câu đối: “Bà Rịa anh linh di vạn cổ - Nương nương hiển hách chứng thiên kim”.

Photographer Tây Nam (Sưu tầm)

Vũng Tàu Marina (TT)

2-Vũng Tàu Marina 2018

Photographer Tây Nam