Monday, June 10, 2019

LOGISTICS


Nước ta có một bờ biển dài hơn 3 triệu km, lại có vị trí địa lý thuận lợi, là giao điểm của các đầu mối giao thông lớn. Do đó, nếu phát triển được ngành vận tải và tận dụng hết các ưu thế tự nhiên, đây sẽ là một lợi thế đáng kể của Việt Nam.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện vận tải cũng như các cơ sở hạ tầng khác của giao thông đều được nâng cao. Đồng thời với những tiến bộ đó là sự mở rộng của khái niệm hoạt động vận tải và sự xuất hiện của ngày càng nhiều các hình thức vận tải mới, tiêu biểu trong số đó chính là Vận tải đa phương thức.


Ở Việt Nam, loại hình vận tải này mới đang ở giai đoạn đầu trong quá trình hình thành và phát triển. Hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức là các loại hàng hoá xuất, nhập khẩu. Về xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ hay các máy móc thiết bị... Hiện tại, nước ta chưa có Luật riêng về loại hình vận tải này chỉ có Nghị định do Chính phủ ban hành cụ thể như sau:Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tếNgày 29/10/2009, Chính phủ lại ban hành nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức, Nghị định thống nhất quản lý Nhà nước về vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa có hiệu lực từ ngày 15/12/2009.
Nghị định đã giải thích:
 Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
 Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Ở Việt Nam, hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức là các loại hàng được đóng trong container, chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ... hay các máy móc thiết bị...
Hiện nay, dịch vụ vận tải đa phương thức do các công ty Việt Nam cung cấp vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn các công ty chỉ mới cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển kết hợp với đường ô tô. Cá biệt mới có trường hợp kết hợp giữa vận tải biển và các loại hình vận tải khác như đường sắt hay đường hàng không. Ngoài ra, các công ty cũng có cung cấp một vài dich vụ khác về kho bãi và nhận làm thủ tục hải quan…
Việc phát triển loại hình dịch vụ vận tải đa phương thức ở nước ta đang ở mức độ chậm do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất là bất cập về hệ thống luật pháp. Cho đến thời điểm hiện nay, các lĩnh vực hoạt động đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không thuộc ngành Giao thông vận tải đều được điều chỉnh bởi bộ luật hoặc các luật chuyên ngành như Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng. Trong khi đó, loại hình vận tải mới mẻ này chỉ mới chịu sự điều chỉnh của văn bản dưới luật, ra đời trước một số luật chuyên ngành, nên vẫn còn một số một số điểm hạn chế và bất cập.
Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu vận tải đa phương thức, đặc biệt là vận tải đa phương thức quốc tế. Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động vận tải đa phương thức còn kém và lạc hậu, chưa nối mạng được trong cả hệ thống vận hành: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không.
Thứ ba, các doanh nghiệp vận tải nước ta cũng  chưa nhạy bén, chưa thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường về dịch vụ trung chuyển container và vận tải đa phương thức. Còn số ít các doanh nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực này thì sự hiểu biết pháp luật quốc tế và kinh nghiệm kinh doanh còn nhiều hạn chế; chưa đủ sức (cả về trình độ và khả năng kinh tế) để cạnh tranh với DN nước ngoài cùng tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này tại Việt Nam, trong khi đó nước ta đang đứng trước thềm  hội nhập.


Còn tiếp ...
Photographer Tây Nam

Saturday, May 18, 2019

Nói về Cù lao Bến Đình

Nét đẹp trong nhịp sống thường nhật ở phố biển Vũng Tàu hội tụ từ nhiều yếu tố đặc trưng khác nhau, tạo nên một văn hóa bản địa có nhiều nét đặc sắc rất riêng. Trong đó yếu tố văn hóa biển là một phần quan trọng không thể tách rời đối với mảnh đất và người dân địa phương nơi đây. Đặt chân đến Vũng Tàu, có dịp khám phá, trải nghiệm và hòa mình với cuộc sống phố biển, bạn sẽ cảm thấy yêu mến nơi này biết bao! Có lẽ trong khoảnh khắc xiêu lòng, bạn sẽ chẳng muốn nói lời tạm biệt mà sẽ muốn ở hoài nơi đây!
Ở Bài viết này tôi xin giới thiệu đến các bạn đó là nét đẹp Cù lao Bến Đình, thành phố Vũng Tàu.
Cù lao Bến Đình thuộc địa phận phường 5, phường Thắng Nhì và phường 9 (TP Vũng Tàu), là khu cù lao đầy sình lầy, cửa Vàm kênh hướng ra vịnh Sao Mai (vịnh Gành Rái).
Vịnh Gành Rái có vai trò là cửa ngõ để luồng tàu đi vào các cảng ở TP.HCM, các cảng trên sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Dinh… Mọi tàu cá ngoài biển trở về Vũng Tàu đều phải đi qua vịnh Gành Rái vào kênh Bến Đình và cập các cầu cảng nhỏ trên kênh Bến Đình.
Vịnh Gành Rái là vụng nước lợ nơi mấy con sông như sông Ngã Bảy (Lòng Tàu), sông Đồng Tranhsông Thị Vải và sông Dinh từ phía bắc đổ vào vũng trũng; phía đông là bán đảo Vũng Tàu với mũi Nghinh phong; phía tây là doi đất Cần Thạnh(Cần Giờ) với mũi Đồng Tranh, ôm lấy vịnh ở ba mặt. Mặt thông ra biển là cửa Cần Giờ, tức cửa biển chính lên Cảng Sài Gòn.
Hai ngọn núi Lớn và núi Nhỏ Vũng Tàu còn có tên là núi Gành Rái vì loài rái cá hay tụ tập ở đó. Vịnh Gành Rái có lẽ cũng lấy tên từ đó vì nằm lui vào phía trong cửa biển khi đã đi qua hai ngọn núi đó từ ngoài khơi ngược dòng nước lên Sài gòn.
Đáy vụng tương đối nông nên tàu lớn không dễ ra vào được. Để cho thương thuyền lớn lên được Sài Gòn trên luồng hàng hải Sài Gòn - Vũng Tàu, lòng vũng được nạo vét để giữ tầm sâu 8,5 mét trở lên. Luồng hàng hải qua vịnh Gành Rái rộng 400 mét, có cắm phao để thuyền bè nhận diện khi lưu thông.

Ngoài địa vị quan trọng thủy vận, vịnh Gành Rái cũng là ngư trường lớn với nhiều trại nuôi thủy sản như tôm, cá, và các loài hai mảnh như nghêu và hàu. Khu rừng ngập mặn là khu dự trữ sinh quyển nuôi dưỡng các loài tôm cá khi còn non. Dân ven vịnh còn dùng địa thế thiên nhiên của vịnh để làm ruộng muối.
Kênh Bến Đình thuộc địa phận phường 5, phường Thắng Nhì và phường 9 (TP Vũng Tàu), phía Nam là khu dân cư sầm uất, phía Bắc là khu cù lao đầy sình lầy, cửa Vàm kênh hướng ra vịnh Sao Mai (vịnh Gành Rái). Hiện nay Kênh Bến Đình bị lấp gần hết chỉ còn một cửa vào, trở thành kênh cụt, tạo ứ đọng bùn cát và chất thải. Mỗi khi thủy triều xuống thấp, thuyền bè đi qua kênh này không thể ra vào được.
Ngoài ra, do sự bồi lắng nên tuyến luồng hiện đang khai thác tại kênh này đã bị thu hẹp và cạn dần. Trong khi đó, tàu đánh bắt cá của địa phương và nơi khác tập trung rất nhiều nên vào mùa mưa bão xảy ra tình trạng khu vực này quá tải, không đáp ứng được ghe tàu neo đậu dẫn đến mất an toàn giao thông đường thủy.
Theo kế hoạch dự kiến phía Cù lao Bến đình để phát triển khu đô thị sinh thái, dự án này góp phần chỉnh trang, tạo cảnh quan, kiến trúc đô thị khu vực Bến Đình, TP Vũng Tàu. Về quy mô đầu tư, sẽ xây dựng phần đường giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến (cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng) gồm 2,9km Tuyến chính chạy dọc kênh Bến Đình; xây dựng 0,2km tuyến nối để kết nối đường Trần Phú với tuyến chính (tại vị trí đường Bạch Đằng). Tổng chiều dài phần đường là 3,1km; xây dựng 5,6km kè phía đất liền (2,5km chạy dọc kênh Bến Đình và 3,1km chạy dọc kênh đối lưu); nạo vét 7,2km kênh (3,4km kênh Bến Đình và 3,8km kênh đối lưu); xây dựng cầu Lê Văn Lộc kết nối với khu đất bên phía Cù lao Bến Đình ....

Một số hình ảnh về Phong cảnh Cù lao Bến Đình

Còn tiếp
Photographer Tây Nam

Friday, May 17, 2019

Đời sông nước

Không nhà phiêu dạt trên sông
Theo con nước lớn nước ròng nổi trôi
.....
Thơ Trương Nam Chi

Còn tiếp ...
Photographer Tây Nam

Làng cá Phước Hải

Phước Hải là một trong những làng cá nổi tiếng lâu đời của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ đầu thế kỷ XVIII, xóm Lưới Rê đã hình thành và phát triển Nghề biển đánh bắt tôm cá đã giúp cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng thịnh vượng.
Xóm Lưới Rê chính là tên gọi của cách đánh cá ban đầu “dùng lưới để rê cá lại” được dùng để gọi tên xóm. Sau này, xóm Lưới Rê được đổi tên thành Hải Chữ (hải = biển, chữ = bờ, bãi). Đầu thời Gia Long, Hải Chữ và Phước Điền sáp nhập chung gọi là Phước Hải thôn.
Làng cá Phước Hải thuộc xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện có trên 2/3 dân số sinh sống bằng nghề đánh bắt cá làm khô. Với một đội tàu đánh cá hùng hậu lên đến 5.500 chiếc, mỗi năm khai thác trên 5.000 tấn cá. Trong số những làng cá lâu đời ở Bà Rịa - Vũng Tàu, làng cá Phước Hải có lịch sử lâu đời nhất.
Lịch sử hình thành Phước Hải được truyền đời qua câu chuyện lý thú và hấp dẫn. Chuyện kể rằng, vào khoảng năm 1725 - 1730, có một người tên Trần Văn Mầu đến vùng biển thuộc ấp Hải Lạc bây giờ khai phá đất hoang (hiện nay dân Phước Hải tôn ông là Tiền hiền, xây dựng lăng miếu hương khói quanh năm). Thuở ấy đây còn là vùng đất hoang vu, cây cối um tùm, nhiều thú dữ. Hằng ngày ông vào rừng lấy dây mấu về đánh nhuyễn, đan thành sợi lưới, rê theo con nước lên xuống để đánh bắt tôm, cá.
Một số người dân thường ngày ra biển lấy vỏ sò về nung vôi, thấy ông rê được nhiều tôm cá, đời sống khá hơn, bèn bỏ nghề cùng ông đan lưới, đánh bắt hải sản, sinh cơ lập nghiệp. Dần dần nơi đây hình thành một xóm, gọi là xóm Lưới Rê - ngôi làng cổ nhất của xã Phước Hải và là một trong những ngôi làng cổ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau này, cuộc sống của người dân xóm Lưới Rê ngày càng thịnh vượng, tên xóm được đổi thành Hải Chữ.  Đến thời Gia Long, Hải Chữ và Phước Điền được sáp nhập lại, gọi là Phước Hải thôn. Quá trình tụ cư lập nghiệp trên vùng đất lành cùng với sự phát đạt của nghề cá đã làm cho Phước Hải ngày một trù phú.
Đa phần người dân Phước Hải sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và làm khô cá, nên mỗi năm từ nơi này cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn khô cá các loại. Số lượng nhân công theo nghề thật phong phú và đa đạng, từ những em bé, phụ nữ, thanh niên trai tráng cho tới các cụ già, bà lão ai ai cũng hăm hở và tất bật với nghề. Họ có thể là người địa phương cũng có thể là người dân từ khắp các vùng miền khác nhau từ Bắc - Trung - Nam đến làm thuê làm mướn.

Con khô cá Phước Hải cũng vì thế mà vươn ra thị trường, không chỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu mà còn các vùng khác trong nước. Nhìn khô cá thơm ngon, mặn mòi, nhưng mấy ai biết rằng, để làm được một mẻ khô những người dân nơi đây cũng phải đổi bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu. Nghề làm khô cá ở Phước Hải tuy chưa mang lại nhiều thu nhập cho những người dân nơi đây nhưng cũng góp phần giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho bà con. Mong mỏi lớn nhất của bà con nơi đây là giải quyết vấn đề sân bãi để phơi cá và những công trình xử lý nước thải khi làm cá.

Photographer Tây Nam