Wednesday, May 3, 2017

Bãi Dâu Vũng Tàu (Bãi Vũng Mây)




Bãi Dâu nằm phía Tây núi Lớn và phía Bắc trung tâm thành phố Vũng Tàu. Từ bãi Trước, theo đường Trần Phú ven biển, đi quá di tích Bạch Dinh chừng 3 km là tới bãi Dâu. Trước khi có tên gọi bãi Dâu được gọi là Vũng Mây do nơi đây có nhiều mây rừng. Ngày nay, cây mây và dâu rừng không còn nhưng tên gọi của nó lại gắn liền với một bãi biển kín gió, nhiều ghềnh đá kỳ thú, thơ mộng. Hai đầu bãi có nhiều mỏm đá lớn nhô ra ngoài biển, sau lưng bãi là địa hình lòng chảo được cây cối um tùm bao bọc tựa vào triền núi Lớn.
Chân núi Lớn ở bãi Dâu dốc đứng và ăn ra sát biển. Giữa màu xanh thẩm của biển và cây rừng nổi bật tượng Đức mẹ Maria cao gần 30m và những tòa nhà sáng trắng. Đức Mẹ Bãi Dâu là tên gọi một tổ hợp công trình đền thánh và tượng đài Đức Mẹ Maria, tọa lạc trên sườn Núi Lớn, thành phố Vũng Tàu.  
Chùa Quan Âm Bồ Tát, chùa tĩnh lặng nhìn xuống Bãi Dâu sóng vỗ rì rào. Nổi bật giữa khung cảnh chùa là tượng Phật Bà Quan Âm cao 16m đứng trên tòa sen trắng. Pho tượng cao 16m làm bằng xi măng cốt thép sắt theo hình tượng một phụ nữ hiền hòa, đức độ, mặt hướng ra biển, đứng trên tòa sen tay cầm bình Cam Lồ. 
Bãi Dâu là bãi biển đẹp, yên bình và dường như tách hẵn với không khí ồn ào náo nhiệt của trung tâm thành phố biển Vũng Tàu.
Một vài ảnh chụp về Bãi Dâu Vũng Tàu

 
  
 
  
 
 Photographer Tây Nam

Monday, May 1, 2017

Đồi Con Heo



Đồi Con Heo tọa lạc ngay bãi Sau Vũng Tàu tại hẻm 222 Phan Chu Trinh, phường 2, thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu., gần núi nhỏ. Trước kia, đây là nơi khai khác đá công trình làm đường Hạ Long nên rất ít người biết đến. Đến năm 2008 nơi đây đã trở thành một “đồi hoang” độc đáo và thú vị được CLB Nhiếp ảnh Nghệ thuật Bà Rịa – Vũng Tàu khai thác để chụp ảnh nghệ thuật và là nơi sáng tác của học viên nhiếp ảnh Cơ bản; tại đây còn có con đường mòn đi lên Chúa Giang tay và sau này nơi đây được đông đảo giới trẻ tìm đến để khám phá.
Tại sao lại có tên là Đồi Con Heo; vì là nơi hẻm 222 trước kia chỉ là con đường đá nhỏ để công nhân khai thác đá đi lên làm việc, sau khi hoàn thành công trình làm đường Hạ Long khu vực bãi sau thì khu vực này cũng bỏ hoang, sau này có một số công nhân ở lại và một số người dân lao động vào Vũng tàu buôn bán tại bãi sau và làm thợ hồ ở chùa Linh sơn cổ tự, do không có nhà ở nên họ tìm đến đây và dựng tạm những ngôi nhà bằng cây, vách mái tôn để ở; ngoài việc buôn bán ở bãi sau họ còn nấu rượu, họ nuôi rất nhiều heo (lợn) thả rông trên đồi. Vì quá hôi và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nên dân cư dưới núi báo với chính quyền cấm không cho nuôi heo nữa. Do vậy nơi đây mới có tên là Đồi Con Heo.
Khách du lịch, và cư dân Vũng Tàu cũng ít khi biết đến nơi này vì đường đi rất khó và bẩn, phía trên đồi thì rất nguy hiểm. Sau này do đi lại khó khăn người dân trên núi đã tự làm con đường nhựa để dễ đi. Đến nay khu vực này đã được chính quyền phường 2 quan tâm, đường đi cũng được mở rộng và dể đi hơn, ngoài ra Phường 2 cũng đã cho làm hàng rào cảng bao quanh khu đồi nhằm tránh nguy hiểm cho khách tham quan.
Sau đây là một số hình ảnh về Đồi Con Heo.

TP Vũng Tàu, nhìn từ Đồi con heo
 
 
 
 
 
 
 
Bãi Thùy Vân Vũng Tàu, nhìn từ Đồi con heo
Hòn Bà Vũng Tàu, nhìn từ Đồi con heo
Hải đăng Vũng Tàu, nhìn từ đồi con heo

Saturday, April 15, 2017

VŨNG TÀU XƯA VÀ NAY

CLB Nhiếp ảnh Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giới thiệu bộ ảnh Vũng Tàu Xưa và nay của Tác giả Lương Hữu Phước (Hội viên CLB) sưu tầm và chụp lại năm 2014 theo từng góc chụp cùa ảnh củ (trước 1975). Tây Nam biên tập lại  (chụp tấm ảnh đẹp không khó, chụp lại ảnh củ theo đúng vị trí củ mới là kỳ công).

Vũng Tàu xưa
Vũng Tàu ngày nay
Vũng Tàu ngày nay
Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông - vận tải và giáo dục và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Sở hữu nhiều bãi biển đẹp và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, Vũng Tàu là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Nam. Ngoài ra, thành phố còn là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chuyển đến thành phố Bà Rịa. Ngày 23 tháng 4 năm 2013 Thành phố được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam Bộ.
Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh. Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi.
Vũng Tàu được biết đến từ thế kỷ 13 với tên gọi là trấn Chân Bồ. Năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền) đưa 2.000 quân đi chinh phục trấn Chân Bồ, lập ba làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam nên được gọi là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy  (1956-1975) nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm 1775, tàu thuyền của Bồ Đào Nha và Pháp ra vào vùng biển Vũng Tàu để buôn bán, trao đổi hàng hóa, và từ đấy người Pháp gọi Vũng Tàu với tên Cap Saint-Jacques.Vào năm 1820 cuối đời vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh), triều đình nhà Nguyễn đã điều ba đội quân đến đây xây dựng đồn lũy, chống hải tặc, trấn giữ cửa biển, bảo vệ sự bình yên cho vùng biển này.
Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp - Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.
Tiếp theo nữa mời các bạn tham khảo tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9ng_T%C3%A0u
Vũng Tàu là một trung tâm du lịch biển bốn mùa có ánh nắng mặt trời suốt 12 tháng. Người Bồ Đào Nha khi đến tưởng lầm là họ tìm ra vùng đất mới nên lấy tên là Thánh Giắc (Jacques) đặt cho vùng đất này. Vì vậy họ gọi Vũng Tàu là Cap Saint Jacques (mũi Thánh Giắc). Từ chữ Cap Saint Jacques, người Pháp viết tắt là Aucap nên người Việt gọi là Vũng Tàu Ô Cấp hay Cấp.

















































































































- Photographer Lương Hữu Phước
- Photographer Nguyễn Văn Tài
- Ảnh xưa trên Internet từ nhiều nguồn
Editor : Tây Nam
Photographer Tây Nam xin giới thiệu