Sunday, February 10, 2019

Làm sao để chụp được những bức ảnh tuyệt vời


Nhiếp ảnh là nghệ thuật. Nó rất trừu tượng nên không dễ đối với nhiều người để nắm bắt được nó. Thật sai lầm với suy nghĩ máy ảnh tạo nên các bức ảnh đẹp.

Photographer Tây Nam St

Thursday, January 31, 2019

Bà Rịa – Long Điền thập niên 1920

Loạt ảnh tư liệu quý giá do người Pháp thực hiện về Bà Rịa - Vũng Tàu thập niên 1920.
Con đường cạnh đình Phước Lễ, trung tâm hạt Bà Rịa thập niên 1920, nay là thành phố Bà Rịa
Đình Phước Lễ, một di tích lịch sử nổi tiếng của Bà Rịa



Tổ đình Thiên Thai ở chân núi Dinh Cổ, nay thuộc xã Tam Phước, huyện Long Điền

Cảnh đời thường ở Bà Rịa thập niên 1920

Dinh Cô Long Hải, huyện Long Điền thập niên 1920 chỉ là một ngôi miếu nhỏ

Khung cảnh nhìn từ sườn núi phía sau Dinh Cô 1920

Khung cảnh nhìn từ sườn núi phía sau Dinh Cô 1920

Cảnh đời thường ở Bà Rịa thập niên 1920
Ảnh St
Photographer Tây Nam

Saturday, January 19, 2019

Ở nơi chỉ thích nắng

Để làm ra hạt muối trắng tinh khiết, diêm dân phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, phơi lưng dưới cái nắng hè gay gắt…
Khi mặt trời chưa ló rạng, hàng trăm diêm dân đã có mặt ở trên những cánh đồng muối. Tuy giá bán không cao, làm đồng phụ thuộc vào nắng mưa nhưng diêm dân vẫn gắn bó với nghề "Nghề muối bọt bèo lắm nhưng bỏ đi chẳng biết làm gì, thôi gắng mà giữ nghề vậy!”.
Nghề làm muối nhọc nhằn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khi trời nắng nhiều thì được mùa, còn nếu bất chợt mưa dông đổ xuống khi muối chưa đủ độ mặn để cạo thì coi như công sức đổ xuống sông, xuống biển. Nhiều lúc, muối thu hoạch về còn không bán được, cứ tồn đọng qua ngày này sang ngày khác, bắt buộc phải bán rẻ được đồng nào hay đồng đó.
Đi khỏi cánh đồng muối khi những tia nắng vàng vọt cuối ngày cũng sắp tàn lụi, tôi vẫn nhìn thấy mồ hơi tuôn rơi trên những gò má đen sạm vì nắng gió. Bàn chân đất gân guốc, nhăn nheo của những người phụ nữ tần tảo trên cánh đồng muối Suốt ngày họ bán lưng cho nắng, bán mặt cho muối. Bóng họ lầm lũi đổ trên đồng, họ đang lầm lũi thồ gánh những đôi thúng đầy muối. Không biết đến bao giờ cuộc đời của những diêm dân mới tươi sáng như những hạt muối trắng tinh khôi này.

Một số hình ảnh Ở nơi chỉ thích nắng xã An Ngãi – huyện Long Điền

Photographer Tây Nam

Saturday, January 12, 2019

Dinh thầy Thím

Dinh Thầy Thím hiện tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận, là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
Dinh Thầy Thím có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng  bao gồm nhiều công trình, như: Tam quan, Võ ca, chính điện, nhà thờ Tiền hiền, nhà thờ Hậu hiền, miếu ông Hổ, miếu Thành hoàng, phòng Truyền thống,v.v…. Trên thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán  khắc chìm "Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị thập ngũ nhật kiến tạo" có nghĩa là kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879). Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trỗ và các trang trí nội thất của Dinh Thầy Thím thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình.
Ảnh Internet
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Ảnh Internet

Truyền thuyết về Dinh Thầy ThímCó một cặp vợ chồng không tên, không con khi mất, người dân đã lập đền thờ cúng, vì không biết tên họ thật nên bà con vùng đất Tam Tân (thị xã Lagi, Bình Thuận) gọi họ bằng một cụm từ thân thiện: Thầy và Thím (gọi tắt là Thầy Thím).

Ảnh Internet
Ảnh Internet
Tương truyền rằng Một lần trong ngày hội đầu năm, dân làng mơ có một mái đình khang trang để thờ phụng thành hoàng. Như cảm thông với nỗi khát khao của những tấm lòng thành kính, đêm hôm ấy, gió mưa dữ dội, chớp giật rung chuyển cả đất trời báo trước một điềm lạ.
Quả nhiên, khi trời yên, đất lặng, mọi người thấy ngôi đình mới tọa lạc ngay giữa làng thay thế ngôi nhà lá cũ rách. Dân làng kinh ngạc rồi reo hò vui mừng. Nhưng niềm vui ấy chưa được bao lâu thì tin loang đến triều đình.
Triều đình tố Thầy dùng phép đánh cắp Đình, âm mưu gây bạo loạn. Nhà vua gia ân cho Thầy được chọn ba trọng tội: Xử trảm, uống thuốc độc hoặc tự thắt cổ. Thầy xin một tấm lụa đào và chọn hình thức sau cùng. Kì lạ thay, khi tấm lụa đào vừa vào tay, Thầy múa xong một bài cũng là lúc tấm lụa biến thành rồng nâng Thầy và Thím bay bổng lên không trung. Từ đó, Thầy và Thím cư ngụ tại làng Tam Tân, dưới lớp áo của người xa quê đến lập nghiệp.
Ảnh Internet
Ảnh Internet
Cũng tương truyền rằng xưa kia, hàng năm, cứ đến ngày mồng năm tháng Giêng âm lịch, người ta lại thấy có đôi Bạch - Hắc Hổ thường xuyên về tảo mộ, phủ phục gần đó canh gác cho ngôi mộ. Đã nhiều năm nay, khu vực này luôn được bảo tồn, chăm sóc.
Ảnh Internet
Ảnh Internet
Ảnh Internet
Hàng năm, vào các ngày từ 14 đến 16 tháng 9 Âm lịch, tại Dinh Thầy Thím đều diễn ra lễ hội lớn nhân ngày giỗ Thầy Thím. Vào dịp này, rất đông người dân địa phương và du khách đến Dinh để cầu sức khỏe, hạnh phúc gia đình và công việc làm ăn của mình được thuận lợi. Thầy Thím là những con người thật, cuộc sống thật chứ không phải là bậc thành hoàng cai quản một vùng đất. Người dân thờ cúng Thầy Thím là để biết ơn công đức, những việc Thầy làm giúp ích cho dân cho nước chứ không phải một bậc thánh thần huyền bí nào.
Ảnh Internet
Khu mộ Thầy Thím (gồm một đền thờ và bốn nấm mộ) cũng nằm trên địa phận xã Tân Tiến, cách Dinh Thầy Thím khoảng 3 km về phía Tây. Bốn nấm mộ được đắp bằng cát trắng tinh, và ở ngay phía sau đền thờ. Theo truyền thuyết dân gian thì hai mộ phía trước là mộ của Thầy Thím, hai mộ phía sau là mộ đôi Bạch – Hắc Hổ (vốn được coi là vệ sĩ, đệ tử của Thầy Thím). Từ năm 1988, Ban quản lý di tích đã xây dựng một bức tường thành bằng đá hình chữ nhật (cạnh 22 m x 16,25 m) bao bọc lấy khu mộ.
Ảnh Internet
Ảnh Internet
Ảnh Internet
Một số hình ảnh về chuyến tham quan ngày 21/7/2018
 
Photographer Tây Nam