Friday, June 19, 2020

Ý nghĩa các loài hoa

1. Hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng (Carnation)

Còn có tên gọi là Hoa cẩm nhung tượng trưng cho niềm tự hào và vẻ đẹp mỹ miều. Một đóa cẩm chướng đỏ tượng trưng cho tình yêu, niềm tự hào và lòng ngưỡng mộ ; hoa cẩm chướng hồng có ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu của một người phụ nữ hoặc một người mẹ, cẩm chướng màu tím tượng trưng cho sự thất thường, bồng bột;
Những đóa hoa cẩm chướng xinh đẹp thường được chưng ngày tết mang thông điệp của sự may mắn. Hoa cẩm chướng màu vàng thì khác, nó tượng trưng cho sự khinh thường, từ chối hoặc sự thất vọng; trong khi những bông cẩm chướng trắng tượng trưng cho sự vô tội và tình yêu thuần khiết . Hoa cẩm chướng sọc truyền tải sự từ chối hay khước từ.

2. Hoa ly
Hoa ly (Lily flowers) Có niên đại từ năm 1580 trước Công nguyên, khi hình ảnh của những bông hoa ly đầu tiên được phát hiện trong một biệt thự ở Crete, những bông hoa có màu sắc hấp dẫn và lôi cuốn ong bướm này từ lâu đã giữ một vai trò trong thần thoại cổ đại. Trong tiếng Hy Lạp “leiron” là tên gọi quen thuộc của Hoa ly

Hoa lily, Hoa ly – hay còn được gọi là Hoa bách hợp – mang theo những thông điệp tốt lành và yêu thương | Nên thường được dùng nhiều vào ngày tết cổ truyền Việt Nam
Ý nghĩa của hoa ly trong sử ký Trung hoa còn được xem là biểu tượng của sự sum vầy, đoàn tụ – nên chúng còn có một tên khác nửa đó là “Hoa Bách Hợp”.



3. Hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu (Ajisai) có nghĩa là Hoa tử dương “Nữ thần may mắn và sự sung túc”.
Lần đầu tiên được phát hiện ở đất nước Nhật Bản, tên khoa học là hydrangea xuất phát từ tiếng Hy Lạp, “hydor”, có nghĩa là nước, và “angos”, có nghĩa là cái bình. Điều này gần như dịch thành “thùng nước”, đề cập đến nhu cầu của hydrangea – cẩm tú cầu cần thật nhiều nước để phát triển.
Hoa tú cầu đẹp lung linh trong nắng. Với đặc tính đó, hoa tú cầu là biểu tượng cho sự mong manh, thuần khiết và dịu dàng như người con gái đôi mươi.





Tuesday, June 2, 2020

Màu tím

Màu tím là màu sắc của những người nhân đạo muốn làm điều gì đó tốt cho người khác. Sự kết hợp trí tuệ và quyền lực kết hợp với sự nhạy cảm và khiêm tốn, làm cho màu tím có khả năng giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Màu tím màu có thể tượng trưng cho bí ẩn, ma thuật, quyền lực và sang trọng.
Người ta thường nhắc đến màu tím với ý nghĩa của sự chung thủy, son sắc, màu tím mang một nét đẹp nhẹ nhàng và ấm áp. Con gái rất thích màu tím, màu tím là màu của nhân đạo, màu của sự yêu thương nồng nàng, sâu sắc. Người ta thường nói về màu tím dịu dàng, đằm thắm như những cánh hoa bằng lăng tím mang một nét đẹp êm đềm mê đắm. Cùng đến với những câu nói hay về màu tím thủy chung.
Tôi yêu màu tím tuổi dại khờ
Tuổi chờ tuổi đợi dệt mộng mơ
Trăng tròn hò hẹn em áo tím
Bằng lăng mộng mị đứng ngu ngơ.
Màu tím hoa sim buồn tang tóc
Biền biệt chia ly tím rừng hoang
Chiều tím hoàng hôn buồn bãng lãng
Màu áo hẹn hò tím chiều loang.
Thơ: Hoàng Thanh Tâm
Màu tím hoa sim là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan, được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá, vào thời điểm được cho là sau khi người vợ đầu tiên của tác giả qua đời.
Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau Chiều hoang tím có chiều hoang biết Chiều hoang tím tím thêm màu da diết.



















Photographer Tây Nam

Vũng Tàu Xưa


Vũng Tàu Xưa chụp năm 1968, tác giả bác Nguyễn Công Thành

1- Bãi trước được gọi là Bãi Tầm Dương.
2- Ngã 5 Nguyễn Thái Học - Trương Công Định - Nguyễn Tri Phương

+ Thuỳ Vân nam là Bãi Trước đường Trương Công Định.
+ Thuỳ vân bắc là Bãi Sau đường Nguyễn Tri Phương nay là  đường Lê Hồng Phong.
+ Phi trường là Ngã tư giếng nước hướng chỉ quân y viên Đại Hàn đường Lê Lợi.
+ Quân y viện Nguyễn Văn Nhất sát khu Truyền tin và gần trường Trần Nguyên Hãn.
+ Chợ đường Nguyễn Thái Học nay là đường Ba Cu,



3- Bãi Ô quắn còn được gọi là Bãi Vọng Nguyệt, chỗ này là mũi Nghinh Phong.
4- Ty Bưu Điện bây giờ là Nhà văn hoá thanh niên cạnh KS Bưu điện
5- Bãi Dứa còn được gọi Bãi Hương Phong.
6- Ký Nhi Viện nằm trên đường Nguyễn Thái Học gần khu B Trường Lý Thường Kiệt.
7- Bãi Lãng Du còn gọi là Bãi mini, chỗ này là chỗ có 2 cái cây cô đơn hiện nay từ Bãi dứa đi lên một đoạn chưa đến Lan Rừng.
8- Bến Thạch Kiều nay là khu vực Cầu Đá - Tàu cánh ngầm, cao tốc đi Côn Đảo đối diện Mr Ket đường đi lên núi nhỏ.
9- Nhà nghỉ Công Chức nằm ngay khu Tam giác bây giờ là Công viên Bãi trước; Nhà Nghỉ Công Chức nằm đầu đường Lê  Lợi cây số 1, giáp đường Quang Trung (trước 1963 đã có); Mủi tàu đối diện VP OSC bây giờ.
10- Bãi Sau còn gọi là Bãi Thùy Vân.

Photographer Tây Nam