Hằng năm vào Thứ
Năm Tuần Thánh, chúng ta cử hành thánh lễ Tiệc Ly để tưởng niệm việc Đức Giêsu
thiết lập bí tích Thánh Thể, rửa chân cho các môn đệ và trối lại cho chúng ta
giới luật yêu thương.
Vậy Bữa Tiệc Ly của Chúa diễn ra lúc
nào?
Chúng
ta biết rằng sau khi bị bắt tại vườn Cây Dầu, Đức Giêsu bị điệu tới nhà thượng
tế Hanna nơi diễn ra cuộc thẩm vấn lần thứ nhất (x. Ga 18,19-23), rồi Người lại
bị dẫn đến nhà thượng tế Caipha (x. Ga 18,24), nơi họp Thượng Hội Đồng. Sau đó
Đức Giêsu còn bị sỉ nhục, khạc nhổ, chế nhạo và đánh đập (x. Mc 14,65). Rạng
sáng hôm sau, Thượng Hội Đồng tái nhóm (x. Mc 15,1) và quyết định xử tử Đức Giêsu.
Sau phiên tòa tôn giáo, người ta lại điệu Đức Giêsu tới tổng trấn Philatô (x.
Lc 23,1). Phiên tòa nơi tổng trấn Philatô chắc chắn phải kéo dài vì phải qua
nhiều thủ tục. Sau đó Philatô chuyển Chúa Giêsu đến Hêrôđê Antipa (x. Lc 23,7).
Cuộc thẩm vấn này hẳn cũng đòi nhiều thời gian bởi vì Tin Mừng thuật lại rằng
“nhà vua đã hỏi Người nhiều điều” (Lc 23,9). Cuối cùng Hêrôđê lại trả Đức Giêsu
về cho Philatô… (x. Lc 23,11). Một tiến trình xử án quy mô và rắc rối như vậy,
lẽ nào lại chỉ diễn ra một cách chóng vánh trong khoảng mười mấy tiếng đồng hồ
(từ tối thứ năm đến 3 giờ chiều thứ sáu) ? Hơn nữa sách luật Mishna quy định
rằng: Không được kết án tử hình bất kỳ ai trước 24 tiếng kể từ lúc bị bắt. Vậy,
Chúa Giêsu bị bắt vào tối ngày thứ mấy và Ngài dùng bữa tiệc chia tay với các
môn đệ vào lúc nào ? Tưởng cũng phải tìm hiểu cho ra ngọn nguồn!
Hằng năm vào Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta cử hành thánh lễ Tiệc Ly
để tưởng niệm việc Đức Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, rửa chân cho các môn
đệ và trối lại cho chúng ta giới luật yêu thương.
Thực ra, Đức Giêsu đã dùng bữa tối cuối cùng với các môn đệ vào
lúc nào ? Để hiểu rõ vấn đề tưởng cũng nên nói đến niên lịch của người Do thái.
Trong khi ngày mới của chúng ta bắt đầu vào lúc nửa đêm thì người Do thái lại
bắt đầu ngày mới vào khoảng 5 giờ chiều hôm trước. Dấu tích của tập tục này còn
lưu lại trong phụng vụ kitô giáo ngày nay (Kinh Chiều I, lễ vọng các đại lễ).
Theo Tin Mừng Gioan thì Lễ Vượt Qua năm ấy rơi vào ngày thứ Bảy
(x. Ga 19,31) và vì thế người ta ăn Chiên Vượt Qua vào chiều hôm trước, tức là
thứ Sáu.
Vẫn theo Gioan, vì Đức Giêsu sẽ chịu chết vào chiều thứ Sáu, và
không thể ăn bữa tối cuối cùng với các môn đệ vào đúng ngày được, nên Người đã
cử hành sớm hơn một ngày, vào chiều thứ Năm. Vì thế Gioan đã viết rằng Đức
Giêsu đã dùng bữa tối với các môn đệ “trước Lễ Vượt Qua” (Ga 13,1), và theo
truyền thống này, chúng ta vẫn cử hành thánh lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần
Thánh.
Theo caunguyenbangtraitim.com
Photographer Tây Nam
St