Tuesday, August 13, 2019

Nói về Cap Saint Jacques (Vũng Tàu)

Cap Saint Jacques là tỉnh cũ ở Nam kỳ, Việt Nam (Ngày 30/4/1929 Toàn quyền Đông Dương  thành lập tỉnh Cap Saint Jacques là phần đất của 3 xã Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam và xã Long Sơn).
Thời phong kiến
Vũng Tàu được biết đến từ thế kỷ 13 với tên gọi là trấn Chân Bồ. Có lần, sứ giả Châu Đạt Quan theo sứ đoàn Trung Hoa đi thăm kinh đô Angkor của Chân Lạp (nay thuộc Campuchia), lúc về kể lại rằng: "Rời bến Ôn Châu ở Chiết Giang... đi ngang Giao Chỉ Dương và đến xứ Chiêm Thành. Ở đấy, nhớ thuận gió, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp." Năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đi chinh phục trấn Chân Bồ, lập ba làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam nên được gọi là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy.Trong bộ Phủ biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜錄) năm 1776 của Lê Quý Đôn có nhắc đến bán đảo Vũng Tàu: "Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư." Tác phẩm Đại Nam nhất thống chí (chữ Hán: 大南一統志) thời nhà Nguyễn có ghi chép lại: "... trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ. Trên núi có suối nước ngọt, chân núi tụ họp dân chài, thật là chỗ cửa quan xung yếu."
Pháp thuộc (1859–1945)
Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.
Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh (circonscription administrative) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.
Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.
Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.
Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.
Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố (commune). Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã.
(theo wikipedia)
Một số hình ảnh St trên Internet về Cap Saint Jacques
Cap Saint Jacques - Transport en place d'une grosse pièce de siège
Cochinchine. Le cap Saint-Jacques 1932
Cap St Jacques , Vue Générale
Cap st. Jacques (Vũng Tàu) 1937










Saturday, August 3, 2019

Nói về Côn Đảo xưa


Năm 1912 Cầu tàu 914 đã xuất hiện trong bưu thiếp..? 


Cầu tàu 914 năm 1912
 
Cầu tàu được khởi công xây dựng từ năm 1873, với phác thảo dài 107m, bắt đầu từ mép lộ trước cổng Dinh Chúa đảo vươn ra vịnh Côn Sơn. Qua nhiều thời kỳ sửa chữa và mở rộng kéo dài hàng chục năm..!
Trạm gửi nhận bưu phẩm từ đất liền ở Côn Đảo thời Pháp 1912
Sở cảnh sát Pháp ở Côn Đảo 1912

Còn tiếp ...

Thursday, June 13, 2019

Bữa Tiệc Ly của Chúa


Hằng năm vào Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta cử hành thánh lễ Tiệc Ly để tưởng niệm việc Đức Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, rửa chân cho các môn đệ và trối lại cho chúng ta giới luật yêu thương.
Vậy Bữa Tiệc Ly của Chúa diễn ra lúc nào?
 
Chúng ta biết rằng sau khi bị bắt tại vườn Cây Dầu, Đức Giêsu bị điệu tới nhà thượng tế Hanna nơi diễn ra cuộc thẩm vấn lần thứ nhất (x. Ga 18,19-23), rồi Người lại bị dẫn đến nhà thượng tế Caipha (x. Ga 18,24), nơi họp Thượng Hội Đồng. Sau đó Đức Giêsu còn bị sỉ nhục, khạc nhổ, chế nhạo và đánh đập (x. Mc 14,65). Rạng sáng hôm sau, Thượng Hội Đồng tái nhóm (x. Mc 15,1) và quyết định xử tử Đức Giêsu. Sau phiên tòa tôn giáo, người ta lại điệu Đức Giêsu tới tổng trấn Philatô (x. Lc 23,1). Phiên tòa nơi tổng trấn Philatô chắc chắn phải kéo dài vì phải qua nhiều thủ tục. Sau đó Philatô chuyển Chúa Giêsu đến Hêrôđê Antipa (x. Lc 23,7). Cuộc thẩm vấn này hẳn cũng đòi nhiều thời gian bởi vì Tin Mừng thuật lại rằng “nhà vua đã hỏi Người nhiều điều” (Lc 23,9). Cuối cùng Hêrôđê lại trả Đức Giêsu về cho Philatô… (x. Lc 23,11). Một tiến trình xử án quy mô và rắc rối như vậy, lẽ nào lại chỉ diễn ra một cách chóng vánh trong khoảng mười mấy tiếng đồng hồ (từ tối thứ năm đến 3 giờ chiều thứ sáu) ? Hơn nữa sách luật Mishna quy định rằng: Không được kết án tử hình bất kỳ ai trước 24 tiếng kể từ lúc bị bắt. Vậy, Chúa Giêsu bị bắt vào tối ngày thứ mấy và Ngài dùng bữa tiệc chia tay với các môn đệ vào lúc nào ? Tưởng cũng phải tìm hiểu cho ra ngọn nguồn!
Hằng năm vào Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta cử hành thánh lễ Tiệc Ly để tưởng niệm việc Đức Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, rửa chân cho các môn đệ và trối lại cho chúng ta giới luật yêu thương.
Thực ra, Đức Giêsu đã dùng bữa tối cuối cùng với các môn đệ vào lúc nào ? Để hiểu rõ vấn đề tưởng cũng nên nói đến niên lịch của người Do thái. Trong khi ngày mới của chúng ta bắt đầu vào lúc nửa đêm thì người Do thái lại bắt đầu ngày mới vào khoảng 5 giờ chiều hôm trước. Dấu tích của tập tục này còn lưu lại trong phụng vụ kitô giáo ngày nay (Kinh Chiều I, lễ vọng các đại lễ).
Theo Tin Mừng Gioan thì Lễ Vượt Qua năm ấy rơi vào ngày thứ Bảy (x. Ga 19,31) và vì thế người ta ăn Chiên Vượt Qua vào chiều hôm trước, tức là thứ Sáu.
Vẫn theo Gioan, vì Đức Giêsu sẽ chịu chết vào chiều thứ Sáu, và không thể ăn bữa tối cuối cùng với các môn đệ vào đúng ngày được, nên Người đã cử hành sớm hơn một ngày, vào chiều thứ Năm. Vì thế Gioan đã viết rằng Đức Giêsu đã dùng bữa tối với các môn đệ “trước Lễ Vượt Qua” (Ga 13,1), và theo truyền thống này, chúng ta vẫn cử hành thánh lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh.

Theo caunguyenbangtraitim.com
Photographer Tây Nam St

Tuesday, June 11, 2019

Núi Tương Kỳ- Vũng Tàu


Núi Tương Kỳ thường được gọi là núi Lớn hay còn gọi là Đại Sơn là một ngọn núi nằm ở thành phố Vũng Tàu. Đây là một trong hai ngọn núi đẹp của thành phố biển (ngọn kia là Núi Nhỏ). Trên núi này có Bạch Dinh được xây thời Pháp thuộc nhìn ra biển, nơi có đặt các khẩu súng thần công. Ngọn núi này cũng nổi tiếng với chùa có Thích Ca Phật Đài - một bức tượng Phật ngọa thiền bằng thạch cao lớn. Núi lớn cũng có bức tượng Đức Mẹ lớn đứng nhìn ra biển.
Một số ảnh trên núi Tương Kỳ vào năm 2008.

Photographer Tây Nam