Saturday, February 1, 2020

Phong cảnh Việt Nam - Cố đô Huế đầu thế kỷ 20

Cố đô Huế đầu thế kỷ 20

Cảm nhận nét đẹp thâm trầm, cổ kính và cuộc sống đồi thường sinh động ở Cố đô Huế, do các nhiếp ảnh gia Pháp thực hiện

Ảnh: Aavh.org
Tòa Thương Bạc do vua Bảo Đại cho xây dựng năm 1936. Ảnh chụp năm 1948.

Cầu Trường Tiền năm 1931.



Tuesday, September 17, 2019

Phong cảnh Vũng Tàu


Bãi sau
Có tên gọi chính thức là bãi Thùy Vân, nhưng cái tên "bãi Sau" đã gắn liền với cách gọi của người dân địa phương và những du khách quen thuộc. Biển bãi Sau phẳng lặng hầu hết các ngày trong năm chỉ trừ mùa gió nam là sóng to. Với không gian trong lành, thoáng mát, bãi Sau lý tưởng để bạn thay đổi không khí nóng nực chốn đô thị.

Monday, September 16, 2019

Phong cảnh Việt Nam


Phong cảnh Việt Nam
1- Đường vào Thác Bản Giốc - Cao Bằng
"Thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới Việt - Trung. Phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, Tp. Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây. Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước." (Wikipedia)
Cách Hà Nội khoảng 350km & cách Trung tâm Tp. Cao bằng khoảng 80km.
Có thể nói Thác Bản giốc là thác hùng vĩ & đẹp nhất Việt Nam, được các trang du lịch uy tín bình chọn trong top các thác nước đẹp nhất trên Thế Giới. 
Bức ảnh được mình chụp vào giữa tháng 10.2015, vào đúng mùa lúa chín - mùa thác có nhiều nước & đồng lúa vàng dưới chân.

Thác Bản Giốc - Trùng Khánh - Cao Bằng
Thác Bản Giốc có độ cao hơn 30m với nhiều tầng đá vôi và cây cối xanh tươi với 3 tầng thác trắng xóa cuồn cuộn chảy.

Ảnh này được chụp từ tầng thác cao nhất vào 10.2015, lúc này từ cột mốc 836, có con đường mòn đi lên các tầng thác, tiếc là sau này có xảy ra sự cố, nên việc leo lên các tầng thác này bị hạn chế & phải có sự hướng dẫn của lực lượng biên phòng.


Nguyễn Thanh Tuấn

Tuesday, August 13, 2019

Nói về Cap Saint Jacques (Vũng Tàu)

Cap Saint Jacques là tỉnh cũ ở Nam kỳ, Việt Nam (Ngày 30/4/1929 Toàn quyền Đông Dương  thành lập tỉnh Cap Saint Jacques là phần đất của 3 xã Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam và xã Long Sơn).
Thời phong kiến
Vũng Tàu được biết đến từ thế kỷ 13 với tên gọi là trấn Chân Bồ. Có lần, sứ giả Châu Đạt Quan theo sứ đoàn Trung Hoa đi thăm kinh đô Angkor của Chân Lạp (nay thuộc Campuchia), lúc về kể lại rằng: "Rời bến Ôn Châu ở Chiết Giang... đi ngang Giao Chỉ Dương và đến xứ Chiêm Thành. Ở đấy, nhớ thuận gió, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp." Năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đi chinh phục trấn Chân Bồ, lập ba làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam nên được gọi là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy.Trong bộ Phủ biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜錄) năm 1776 của Lê Quý Đôn có nhắc đến bán đảo Vũng Tàu: "Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư." Tác phẩm Đại Nam nhất thống chí (chữ Hán: 大南一統志) thời nhà Nguyễn có ghi chép lại: "... trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ. Trên núi có suối nước ngọt, chân núi tụ họp dân chài, thật là chỗ cửa quan xung yếu."
Pháp thuộc (1859–1945)
Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.
Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh (circonscription administrative) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.
Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.
Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.
Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.
Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố (commune). Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã.
(theo wikipedia)
Một số hình ảnh St trên Internet về Cap Saint Jacques
Cap Saint Jacques - Transport en place d'une grosse pièce de siège
Cochinchine. Le cap Saint-Jacques 1932
Cap St Jacques , Vue Générale
Cap st. Jacques (Vũng Tàu) 1937