Sunday, July 2, 2017

Khu di tích nhà Lớn Long Sơn (thôn 5 xã Long Sơn – TP Vũng Tàu)

Toàn bộ khu di tích Nhà Lớn tọa lạc tại thôn 5 (xã Long Sơn) bên sườn phía Đông Núi Nứa, với tổng diện tích khoảng 2 ha bao gồm: Khu Nhà Lớn (Đền thờ), nhà Long Sơn hội, trường học, nhà chợ, nhà mát, nhà bảo tồn ghe sấm các dãy phố quanh chợ và khu lăng mộ ông Trần.
Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, sinh năm 1856 quê gốc ở Xã tân Khánh Hòa, Huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang. Năm 1885 Ông là một tín đồ của Đạo giáo "Tứ ân hiếu nghĩa" là chi phái sinh ra từ Giáo phái "Bửu Sơn Kỳ Hương" do Phật thầy Tây An lập ra, và tham gia phong trào kháng Pháp. Lúc sinh thời ông thường cởi trần, tóc búi tó, đi chân đất lao động suốt ngày nên người dân quen gọi là ông Trần.
Năm 1900 bị Pháp truy lung, ông cùng khoảng 20 người trong gia tộc đi bằng thuyền buồm  về lánh nạn tại núi Nứa, lập ấp Bà Trao, nay là xã Long Sơn mở đất lập nghiệp và truyền đạo. Từ năm 1909 đến 1929 Ông bắt đầu xây dựng Quần thể kiến trúc Nhà lớn Long Sơn ngày nay. Ông mất ngày 20/2 AL năm Ất Hợi tức ngày 24/03/1935.
Khu Di tích nằm giữa khu vực dân cư tin theo ông Trần, phía Bắc giáp thôn 5, phía Nam giáp thôn 4, phía Tây giáp Núi Nứa, phía Đông nhìn ra ruộng lúa và khu dân cư thôn 6. Do có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc biệt nên khu Nhà Lớn (Đền ông Trần) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật của Quốc gia theo quyết định số 1371/QĐ-VH ngày 03/8/1991.
Khu di tích Nhà Lớn được chia thành ba khu riêng biệt đó là: Khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần, và một quần thể bao gồm nhiều nhà với nhiều chức năng khác nhau.
Khu đền thờ được bố cục thành hai phần:
Phía đông trục lộ cắt ngang di tích có diện tích 3.400 m2 bao gồm các công trình kiến trúc : Cổng tam quan, hồ nước, vườn hoa, hai ngôi nhà khách, dãy phố và hai cổng phụ, con đường lát gạch nối cổng Bắc và cổng Nam với trục lộ chính bao quanh đảo, từ hướng Đông chính điện qua Tam quan vào trong khuôn viên di tích.
Khu vực đền thờ có diện tích 7800m2 bao gồm : các công trình kiến trúc : Lầu Cấm (Tiền điện) ; Nhà Thánh, Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Phật (Chính điện), nhà Hậu (Hậu điện) và Lầu Dài là nơi lễ nghi hội hè. Ngoài ra còn một số nhà phụ như: lẫm đựng lúa, kho đựng đồ, nhà bếp, nhà máy đèn, nhà ở của bá tánh và dòng tộc...
Nhìn chung, tất cả đều thể hiện nét tín ngưỡng của đạo Ông Trần và tính quần cư, đoàn kết giữa những người dân tha hương khi đến chốn rừng núi hoang vu lập nghiệp.
Tế lễ trong Nhà Lớn: Nhà Lớn là nơi hành lễ của những người theo ông Trần. Việc hành lễ ở đây không bắt buộc mà hoàn toàn tự nguyện. Lễ thường nhật do những vị kỳ lão thực hiện, mỗi ngay hai lần, vào buổi sáng và buổi chiều. Hàng tháng, có hai ngày lễ lớn là mồng một và mười sáu Âm lịch. Trong một năm có hai đại lễ tổ chức trọng thể đó là Lễ Vía Ông và lễ Trùng Cửu. Lễ Tết Nguyên Đán cũng được tiến hành rất trọng thể.
Mọi sinh hoạt của Nhà Lớn Long Sơn đều do những người thuộc dòng tộc ông Trần và 10 vị kỳ lão điều khiển. Các vị kỳ lão này được tuyển lựa từ những người tin theo ông Trần, là những người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm (thường trên 60 tuổi), hiền đức, có uy tín, hiểu biết nhiều, nhiệt tình với công việc của Nhà Lớn... Số lượng các vị kỳ lão được ấn định là 10 người, chỉ được bổ sung hay thay thế khi có người quá già yếu, không còn đảm đương được công việc, hoặc qua đời.
Ngoài các vị kỳ lão điều hành công việc Nhà Lớn, hàng ngày còn có nhóm Vô phiên và người Hầu phiên. Vô phiên thường có 5 người, tự nguyện làm việc trong Nhà Lớn ba ngày, ba đêm. Công việc của họ là lau chùi bàn thờ, quét dọn nhà cửa, chăm sóc cây cảnh và nấu cơm cúng mỗi ngày hai lần. Trực tiếp điều khiển những người Vô phiên là Hầu phiên. Hầu phiên thường là người lớn tuổi, có uy tín, thực hiện nhiệm vụ quan trọng là cúng tế bàn thờ ông Trần...
Các lễ trong năm:
- Lễ thường nhật ở Nhà Lớn: Hàng ngày, những người Vô phiên và Hầu phiên tế lễ trước các bàn thờ ở Nhà Lớn, kể cả Lầu Cấm. Buổi sáng thắp nhang, cúng nước vào lúc 4 giờ. Buổi trưa cúng cơm (lúc 11-12 giờ). Buổi tối cúng nước và cúng cơm vào lúc 18 giờ.
- Lễ lớn hàng tháng : Diễn ra vào ngày mồng 1 và 16 âm lịch của mỗi tháng. Việc tế lễ tại Nhà Lớn trong hai ngày này được tổ chức quy mô hơn các lễ thường nhật. Lễ bắt đầu vào lúc sáng sớm (khoảng 4 - 5 giờ). Người ta bày các món chay : cơm nếp đậu xanh, ba liễn cơm có rắc vài hạt muối và ba ly nước lã trên các bàn thờ chính. Sau đó, các vị kỳ lão cùng quỳ xuống nguyện hệ trước bàn thờ ông Trần: Sau khi các quý vị kỳ lão hành lễ xong, những người khác mới được vào hành lễ...
- Lễ Vía ông : Là lễ tưởng niệm ngày ông Trần qua đời, (ngày 20 tháng 2 Ất Hợi, tức ngày 24-3-1935). Cuộc lễ kéo dài trong hai ngày 19 và 20 tháng hai âm lịch hàng năm. Ngày 19 gọi là ngày lễ Tiên, ngày 20, gọi là chính lễ, tổ chức trọng thể một lần vào buổi trưa (lúc 11 giờ). Trong ngày Vía ông Trần, phụ nữ được lên các Lầu hành lễ. Nhà Lớn làm cỗ màn để đãi mọi người từ thập phương về hành lễ.
- Lễ Trùng Cửu : Tổ chức trong hai ngày : mồng 8 - lễ Tiên thường, và mồng 9 tháng 9 Âm lịch - chính lễ. Lễ Trùng Cửu ở Nhà Lớn Long Sơn là lễ Cầu An : cầu cho đất nước thanh  bình, nhân dân no ấm, an cư lạc nghiệp, không bệnh không tật, tránh được mọi tai họa...
- Lễ Tết Nguyên Đán : Được bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp âm lịch bằng việc cúng ông Táo và tảo mộ ở nghĩa địa Nhà Lớn (trong nhân dân lễ cúng ông Táo được thực hiện từ ngày 23 tháng Chạp, theo truyền thống). Ba ngày tết các nghi thức hành lễ trong Nhà Lớn diễn ra như thường nhật, nhưng trọng thể hơn. Những người theo ông Trần đến đây để cũng lễ ông bà (thay vì thực hiện ở nhà riêng) : ngày cuối năm rước ông bà, ngày mồng một, mồng hai mừng ông bà và mồng ba tiễn ông bà.
Sau đây là một số hình ảnh về Khu di tích nhà Lớn Long Sơn
 
 
 
 

 
 

 


 

Photographer Tây Nam

Thursday, June 29, 2017

Núi Dinh – Bà Rịa –Vũng Tàu

Núi Dinh- TP Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hãy một lần ghé thăm Núi Dinh. Đây là một trong những điểm đến nổi bật của loại hình du lịch sinh thái BR- VT, núi Dinh nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km về hướng Bắc (hướng về Sài Gòn) trên địa bàn TP Bà Rịa và huyện Tân Thành, là địa danh hội tụ những giá trị nổi bật với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa, lịch sử phong phú và nơi đây cũng nổi tiếng với bầu không khí trong lành, độc đáo được ví như “Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam”.
Một và ảnh về Núi Dinh















Photographer Tây Nam - Văn Tài - Đức Hợp

Wednesday, June 28, 2017

Môi trường và cuộc sống

Môi trường chính là không gian mà con người sinh sống, phát triển vì vậy mà môi trường có thể coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của con người. Nói cách khác, không có môi trường thì không có con người, con người muốn duy trì sự sống và tồn tại phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trường.
Môi trường ở đây ta có thể hiểu là những yếu tố trong tự nhiên như: nước, không khí, đất, hệ sinh thái, cây cối….đó là những nhân tố rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không thể sống mà không có nước, không thể sống mà không có không khí, vì như thế hệ hô hấp của chúng ta không thể hoạt động, đồng nghĩa với nó là con người sẽ mất đi sự sống. Các nhân tố khác cũng vậy, nó đều có vai trò quan trọng đối với sự sống ấy.
Sau đây là một vài ảnh về công tác bảo vệ môi trường sống
 
 
 
 
 
 
 

Photographer Tây Nam