Sunday, June 25, 2017

Di tích - Thắng cảnh Bà Rịa - Vũng Tàu

1- Khu di tích lịch sử Minh Đạm, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Năm 1948 có tên là căn cứ Minh Đạm, đó là ghép tên của 2 ông Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm là bí thư và phó bí thư huyện uỷ huyện Long Điền hy sinh tại đây.
Khu di tích nằm trên sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài. Do vi trí chiến lược quan trọng, địa hình hiểm trở nên từ năm 1948 đến đầu năm 1975 Tỉnh ủy Bà Rịa - Long Khánh đã xây dựng tại đây căn cứ kháng chiến. Giữa vòng vây quân địch, Minh Đạm vẫn đứng vững trước sự tàn phá hủy diệt bằng đủ loại vũ khí tối tân, nuôi dưỡng lực lượng cách mạng trưởng thành, thắp sáng niêm tin thắng lợi trong nhân dân. Toàn bộ căn cứ bao gồm bốn khu vực chính:
 + Khu Đá chẻ:
Địa danh này được đặt ra vì đỉnh núi có tảng đá bị nứt dọc tựa như vết chẻ. Đây là nơi bám trụ của các cơ quan, đơn vị trọng yếu của huyện Long Đất. Các hang đá và địa điểm được gọi theo tên của đơn vị đóng quân tại đó như: hang Huyện ủy, hang B2, hang Huyện đội, hang Quân y, hang Quân giới và hang Tuyên huấn.
 + Khu chùa Giếng Gạch:
Ở độ cao 150m phía bắc núi Minh Đạm. Địa danh này mang tên một ngôi chùa cổ đã. Bị phá hủy hoàn toàn. Đây là nơi trú quân của huyện Long Đất bao gồm các hang Quận ủy, hang Quân nhu, hang Quân đội và hang Quân báo trung ương.
 + Khu Châu Viên:
Ở phía tây núi Minh Đạm, nơi trú chân của các Ban An ninh, anh tài, Quân y, và căn cứ bám trụ của xã Phước Hải, núi Ngãi trong một giai đoạn ngắn từ 1963 - 1964.
 + Khu Đá Giăng:
Nằm ở chân núi Minh Đạm. Lực lượng cách mạng các xã Phước Tỉnh, Long Điền, An Ngãi và Tam An đã xây dựng căn cứ bám trụ tại đây. Nay di tích này hâu như không còn. Khu căn cứ Minh Đạm đã được Bộ văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18 tháng 1 năm 1993.
Cùng với các di tích cách mạng, khu căn cứ Minh Đạm còn có tiềm năng phát triển du lịch rất thuận lợi. Địa thế tự nhiên có núi cao tới 327m, rừng cây xanh mát bốn mùa. Dọc theo chân núi là bãi biển chạy dài từ đông sang tây qua núi Thùy Vân với rừng dương reo vui trong gió tạo nên một thắng cảnh đẹp nên thơ. Đến với căn cứ Minh Đạm, du khách có thể leo núi, len lỏi giữa rừng cây gộp đá, tham quan các di tích lịch sử, đùa giỡn với sóng biển tại bãi tắm Hàng Dương hoặc thả bộ theo con đường trải nhựa chạy dọc ven biển. Hai bên đường hoa anh đào, hoa mai tỏa hương thơm dịu ngọt. Thật là một chuyến tham quan du lịch bổ ích và lý thú.
Một số hình ảnh về Khu di tích lịch sử Minh Đạm
 
 
 

2- Nhà tưởng niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu (Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ)
Ngôi nhà lưu niệm nữ liệt sỹ anh hùng lực lượng vũ trang công an nhân dân Võ Thị Sáu thật đơn sơ, khiêm nhường bên tỉnh lộ 23, cách thị xã Bà Rịa 12km về phía Tây, thuộc Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngôi nhà có lối kiến trúc dân dã đặc trưng của làng quê Việt Nam. Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền đất. Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài rộng 5m, ở giữa bài trí tủ thờ gia tiên, kế sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em Sáu thường nằm ngủ. Phía trong là nơi nghỉ của ông bà song thân. Nối giữa phòng ngoài và vòng trong là một hành lang nhỏ thông ra phía sau nhà.
Cách đó chừng 50m về hướng đông nằm kế ngã tư tỉnh lộ 32 là khu công viên tượng đài nữ anh hùng Võ thị Sáu đặt trang trọng tại công viên, bốn mùa bát ngát hương hoa sứ, ngọc lan, lêkima. Tượng đúc bằng đồng, cao 7m do tác giả Thanh Thanh sáng tác, diễn tả tư thế chị Sáu ung dung ra pháp trường với tà áo tung bay trong gió.

Một số hình ảnh về Nhà tưởng niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu
 
 
 
 
 

3- Bạch Dinh (10 Trần Phú, thành phố Vũng Tàu)
Bạch Dinh nằm ở phía nam núi Lớn, trên pháo đài Phước Thắng cổ xưa, cao gần 30m so với mực nước biển. Từ tiền sảnh Bạch Dinh nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác như đang ở tầng lầu của một cao ốc xây dựng trên mặt nước biển, có thể dõi tầm mắt bao quát cả trung tâm thành phố Vũng Tàu.
Bạch Dinh được Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Bạch Dinh được gọi là Villa Blanche theo tên con gái yêu của Paul Doumer. Nghĩa tiếng Việt của từ này lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là Bạch Dinh, tức là Biệt thự trắng. Sau đó nhiều đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi giải trí nên được gọi là Dinh toàn quyền. Dưới thời Mỹ, Bạch Dinh cũng là nơi an nghỉ và hội họp của tổng thống và các tướng lĩnh Sài Gòn. đây cũng chính là nơi giam lỏng vua Thành Thái (từ 1909-1910), một vị vua có tư tưởng yêu nước, chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.
Bạch Dinh nằm ở phía nam núi Lớn, trên pháo đài Phước Thắng cổ xưa, cao gần 30m so với mực nước biển. Từ tiền sảnh Bạch Dinh nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác như đang ở tầng lầu của một cao ốc xây dựng trên mặt nước biển, có thể dõi tầm mắt bao quát cả trung tâm thành phố Vũng Tàu. 
Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên. Bạch Dinh cao 19m, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19. Tầng hầm dùng cho việc nấu nướng. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải định năm 1921, cặp ngà voi Châu Phi dài 170cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc - Lộc - Thọ. Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi. Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của toà nhà. Hầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những bức tượng ký hoạ chân dung đối xứng trên nền chim công lấp lánh, trông thật tráng lệ và kỳ diệu. Với tất cả sự quyến rũ đó, Bạch Dinh không chỉ thoả mãn cho Paul Doumer mà các đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. 
Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm..
Một số hình ảnh về về Bạch Dinh xưa và Nay
 
 

4- Bãi Vọng Nguyệt (Vọng Nguyệt Đài, Tp. Vũng Tàu) số 1 đường Hạ Long - TP. Vũng Tàu
Bãi Vọng Nguyệt hay còn gọi là Ô Quắn thuộc mũi Nghinh Phong hũng vĩ nhô ra biển Đông
Vọng Nguyệt có nghĩa là đón trăng. Những đêm vào mùa trăng mọc, hay lúc hoàng hôn, biển ở đây sáng rực như được dát một lớp bạc óng ánh. Bên tiếng sóng rì rào, trước mặt biển sáng bạc mênh mông, du khách sẽ có cảm giác cái mênh mông bao la của trời mây sóng nước, của vũ trụ vô cùng, vô tận, lâng lâng bay bổng trong tâm hồn.
Nước biển ở đây rất trong và sạch. Bờ biển ít thoải, sâu hơn các bãi tắm khác ở Vũng Tàu, phù hợp với những người thích cảm giác mạnh từ những ngọn sóng dồn dập. Không ồn ào, náo nhiệt như ở bãi Trước. Không thoáng đãng, dữ dội như ở bãi Sau.
Bãi Vọng Nguyệt không dài nhưng đủ để đi vào tiềm thức của người dân Vũng Tàu qua bao thế hệ bởi sự nên thơ, kỳ bí. Nhất là khi đứng từ tượng Chúa Kitô trên đỉnh núi Tao Phùng nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác biển ở đây xanh hơn những nơi khác, lộng gió và mát mẻ lạ thường.
Từ đây bạn sẻ nhìn thấy Mũi Nghinh Phong có nghĩa là "đón gió", người ta còn gọi là mũi Vũng Tàu. Đây là mũi đất vươn dài nhất ở phía Nam của bán đảo Vũng Tàu. Nghinh Phong đón gió thổi suốt bốn mùa. Như cánh tay vươn dài ra biển, Nghinh Phong tạo thành hai bãi tắm, hai vịnh lớn ở hướng Tây và hướng Đông. Đó là bãi Vọng Nguyệt (hay còn gọi là Ô Quắn) và bãi Hương Phong. Xa xa ngoài khơi là bồng đảo Hòn Bà…
So với các khu du lịch biển trong khu vực, Khu du lịch Mũi Nghinh Phong nổi trội hơn bởi phong cảnh "độc nhất vô nhị", sơn thủy hữu tình và không gian yên tĩnh… Nước biển ở bãi Vọng Nguyệt rất trong và sạch. Bờ biển ít thoải, sâu hơn các bãi tắm khác ở Vũng Tàu. Không ồn ào, náo nhiệt như ở Bãi Trước, không, dữ dội như ở Bãi Sau, bãi tắm Nghinh Phong đủ để đi vào tiềm thức của người dân Vũng Tàu qua bao thế hệ bởi sự kỳ bí, nên thơ. 
Nhất là khi đứng từ tượng Chúa Kitô trên đỉnh núi Tao Phùng nhìn xuống, người ta có cảm giác biển ở Mũi Nghinh Phong xanh hơn những nơi khác, lộng gió và mát mẻ lạ thường. Một điểm đặc sắc nữa là vào những đêm trăng, hay lúc hoàng hôn, biển ở đây sáng rực như được dát một lớp bạc óng ánh./.
Một số hình ảnh về Bãi Vọng Nguyệt hay còn gọi là Ô Quắn
 
 
 
 

5- Khu du lịch Paradise
Liên doanh Vũng Tàu - Paradise được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép vào năm 1991, thời gian hoạt động 25 năm, có tổng vốn đầu tư hơn 97 triệu USD. Đây là liên doanh giữa Công ty Du lịch quốc tế Vũng Tàu với đối tác Đài Loan là Công ty Paradise Development and Investment. Liên doanh được tỉnh giao cho 220ha đất để xây dựng và kinh doanh một khu văn hoá - thể thao và du lịch tại Bãi Sau, đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu.

Một số hình ảnh về Khu du lịch Paradise
 
 
 
 
 
6- Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu (Bãi Dâu, TP Vũng Tàu)
Đức Mẹ Bãi Dâu là tên gọi một tổ hợp công trình đền thánh và tượng đài Đức Mẹ Maria, tọa lạc trên sườn Núi Lớn, thành phố Vũng Tàu, Việt Nam. Nơi đây cũng là nơi thường diễn ra các cuộc họp thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Năm 1926, trên sườn Núi Lớn có khu đất bằng khoảng 10 mẫu mang tên Vũng Mây, do ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng Tàu, đăng ký sở hữu với chính quyền vào ngày 9/4. Sau đó, ngày 14/4, ông Lương lại sang nhượng cho ông bà Nguyễn Hồng Ân quen gọi là Vệ Ân (quốc tịch Pháp. Cũng trong năm này, ông bà Vệ Ân xây một nhà nguyện nhỏ bằng đá, bên cạnh “kim tĩnh”, mong sau này được chôn cất tại đó (sau này hai ông bà chuyển đến Bà Rịa và qua đời ở đây).
Ngày 1/12/1927, ông bà Vệ Ân lại dâng nhà nguyện và đất đai cho Hội Thừa Sai Paris. Vũng Mây vốn là rừng rậm, ít người lui tới, nên các linh mục thừa sai cho phá rừng, trồng dâu nuôi tằm, tạo việc làm cho giáo dân, nên vùng này có tên là Bãi Dâu từ đó. Năm 1962, năm khai mạc Công đồng Vatican II, tháng 10/1962, tại Bãi Dâu, linh mục chính xứ kiêm quản hạt Phaolô Nguyễn Minh Trí (có tài liệu ghi Nguyễn Văn Trí) cho xây dựng tượng đài Đức Mẹ Ban Ơn cao 7m trên sườn núi. Ngày 11/8/1963, Giám mục Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình làm phép khánh thành tượng đài.
Ngày 4/10/1965, Giáo Phận Xuân Lộc được thành lập. Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn, Giám mục tiên khởi, đã chính thức công bố Bãi Dâu là trung tâm Thánh Mẫu của Giáo Phận Xuân Lộc, và đã nhiệt tình tổ chức các cuộc hành hương trọng thể kính Đức Mẹ Maria. Nhiều người giáo dân trong Giáo Phận không bao giờ quên được cuộc cung nghinh Đức Mẹ của toàn giáo phận vào tháng 5.1973. Hằng mấy chục ngàn người và hằng trăm ghe thuyền lớn nhỏ tuốn về Bãi Dâu cử hành một cuộc rước kiệu lớn nhất lúc bấy giờ để tôn vinh Đức Mẹ. Các vị Giám Mục kế nhiệm tiếp nối làm cho Bãi Dâu càng ngày càng thu hút nhiều người về hành hương kính Đức Mẹ.
Đền thánh Đức Mẹ do Giám mục Giuse Lê Văn Ấn thành lập ngày 15/5/1969. Trải qua bao thăng trầm, ngày nay Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu đã trở thành một nơi tham quan thắng cảnh thiên nhiên, nghỉ ngơi an dưỡng và cầu nguyện của du khách trong và ngoài nước.
Ngày 1/1/1992, ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 25, Đức Cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật, Giám Mục Xuân Lộc đặt viên đá trùng tu trung tâm hành hương. Tuợng đài đuợc thay thế bằng tuợng Ðức Mẹ Thiên Chúa, màu trắng, cao 25m với trọng lượng gần 500 tấn, được đặt trên sườn Núi Lớn trên độ cao 60m so với mặt biển. Tượng Đức Mẹ hướng ra biển, bế Chúa Jesus. Tượng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đã được làm phép và khánh thành ngày 31/12/1994, với sự chủ lễ của Đức Giám Mục Xuân Lộc Phaolô Nguyễn Minh Nhật. Sau này, nhà nguyện đá đuợc di chuyển xuống chân núi, nhuờng chỗ cho một nhà thờ mái vòm có sức chứa 1.000 nguời, đã duợc kiến thiết. Mặt bằng phía duới đã đuợc cải tạo, thành một công truờng có khả năng chứa 100.000 nguời. Tượng Đức Mẹ Ban Ơn đã bao năm đứng bên bờ đại dương được tháo gỡ và đưa về đài mới tại Giáo Xứ Sao Mai, ngày 10/3/1995 và khách hành hương vẫn còn đưa bước về Sao Mai kính Mẹ Ban Ơn lành.
Thánh Đường dâng kính Đức Mẹ Thiên Chúa tọa lạc trên sườn núi phía bên trái Tượng đài Đức Mẹ, với độ cao khoảng 28m so với mặt biển và hướng ra biển. Đền thánh được xây dựng lại vào ngày 19/3/1994 có chiều dài 49m, rộng 38m, với hình dáng của một con thuyền buồm đang căng gió, ngọn tháp cao 27,5m như là một cột buồm nhẹ nhàng nhưng vững chắc để hứng gió đưa con thuyền lướt sóng về bến bình an.
Ngoài ra còn có những công trình khác như: nhà truyền thống dâng kính các thánh tử đạo, đường suy niệm mầu nhiệm mân côi, nhà hành hương… Tất cả đã tạo nên một tổng thể hài hoà, đẹp mắt và đầy tính thánh thiêng của trung tâm hành hương này.
Ở khuôn viên nhà thờ Đức Mẹ Bãi Dâu không chỉ có tượng đài Đức Mẹ và Đền thánh mà còn cả một cụm kiến trúc tôn giáo khá kỳ vĩ. Nơi đó có đường đi lên đỉnh núi Lớn để ngắm toàn cảnh biển Vũng Tàu. Đích đến là thánh giá và dọc theo đường đi là thánh tích công giáo gồm 14 chặng đường thánh giá của chúa Jesus.
Đến kính ngưỡng tượng đài Đức Mẹ khá đơn giản vì tượng đài không ở vị trí cao lắm, nhưng muốn đến kính ngưỡng Thánh giá bạn cần có sức khỏe hoặc một lòng tin sâu sắc, vì Thánh giá ở tận trên đỉnh núi cao, đường đi lên dốc đứng.
Ở Vũng Tàu, hai thắng tích công giáo nổi tiếng nhất là tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng (núi Nhỏ) và Đền thánh Đức mẹ Bãi Dâu ờ triền núi Tương Kỳ (núi Lớn).
Một số hình ảnh về Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu
 
 

7- Bảo tàng vũ khí Vũng Tàu
Chủ nhân của bộ sưu tập vũ khí cổ là ông Robert Taylor (quốc tịch Anh). Đam mê vũ khí, ông Robert dồn tâm huyết, tiền của sưu tầm nghiên cứu vũ khí từ thời trẻ. Sau đó, ông đến BR-VT làm ăn và kết hôn với bà Nguyễn Thị Bông vào năm 1998.
Với mong muốn mở Bảo tàng vũ khí cổ tại Vũng Tàu phục vụ khách tham quan, nghiên cứu... ông Robert và bà Nguyễn Thị Bông đã xin phép Nhà nước cho nhập khẩu bộ sưu tập nói trên về Việt Nam và mở Bảo tàng vũ khí cổ tại địa chỉ số 14 Hải Đăng, phường 2, TP.Vũng Tàu. Nay chuyển về Phường 1 TP Vũng Tàu.
Được sự giúp đỡ của Bộ VHTTDL cùng các bộ, ngành liên quan, từ năm 2009, ông Robert nhập vũ khí cổ vào Việt Nam với 5 đợt hàng bao gồm 1.032 hiện vật là súng, kiếm, lê các loại, quân trang, quân dụng, trang phục các thời kỳ… Hơn 2/3 số hiện vật trên được Hội đồng giám định cổ vật thuộc Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL) phối hợp cùng Sở VHTTDL giám định, cấp giấy chứng nhận đăng ký cổ vật và được trưng bày tại Bảo tàng vũ khí cổ.
Bảo tàng khai trương đón khách vào đầu năm 2012 và đã gây chú ý trong làng du lịch cả nước bởi tính độc đáo, cá biệt. Rất nhiều tour du lịch đưa khách về BR-VT chọn Bảo tàng vũ khí cổ làm điểm nhấn trong lịch trình tour tham quan TP.Vũng Tàu.
Một số hình ảnh về Bảo tàng vũ khí Vũng Tàu
 
 
 
 

Photographer Tây Nam