Chưa có dịp đi ra được
tận nơi, thôi thì tranh thủ tìm hiểu trên Internet để ghi nhớ lại khỏi quên
(Ảnh Internet).
Tổng thể đền Hùng tại Việt Trì - Phú thọ
Lễ hội Đền Hùng còn gọi
là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công
lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào
lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay,
Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính,
linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu
Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng
còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày
mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó
hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và
kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền
Thượng.
Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã
có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần,
năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng
dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý,
nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong
ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào
việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về
trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại
trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ
được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.
Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2
(1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm
lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng
Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại
thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây,
ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch
là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định
ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng
Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể
từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức
hóa bằng luật pháp.
Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền
Trung, đền Thượng lăng vua Hùng.
Cổng chính đến đền Hùng
Đền thờ chính thờ Lạc Long Quân
Đến đền Hùng đầu tiên phải
ghé qua đền Hạ. Từ chân núi Hùng rẽ qua Đại môn (cổng đền) leo qua 225 bậc
thang xây bằng gạch lên đến đền Hạ và chùa (Thiên Quang tự). Đền được xây vào
thế kỷ 15, tương truyền nơi đây bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm
người con. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh trên
đường về tiếp quản thủ đô có nói chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên
phong "Các vua Hừng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước".
Đền Hạ và Chùa
Tiếp
theo là đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu). Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá nữa là
tới đền Trung. Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du
ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã
nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh
chưng, bánh dày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng
nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang
gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa.
Đền Trung
Tiếp
theo là đền Thượng đền Hùng, từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá là đến đền Thượng,
nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa. Đây cũng là nơi Thục
Phán sau khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi, dựng cột đá thề sẽ trông nom
ngôi đền và giữ gìn cơ nghiệp nhà Hùng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương
truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến
hành nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu
mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh.
Đền Thượng
Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
Tiếp theo đến đền Giếng. Từ lăng đi xuống, đền ở chân núi phía
Đông Nam. Trong đền có giếng Ngọc, bốn mùa đầy nước, trong vắt soi gương được.
Đền thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung là con gái yêu của vua Hùng thứ 18 thường hay
chải tóc và soi guơng ở giếng này. Ngày nay, ở gần Công Quán (nơi để tiếp khách
thập phương) có Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng tương đối lớn trưng bày nhiều
hiện vật thời kỳ Hùng Vương dựng nước qua nền văn hoá thời đại đồ đá, đồ đồng,
đồ sắt.
Đền Giếng
Nói đến ngày Ngày Giỗ Tổ Hùng
Vương thì phải nói đến sự tích "Bánh chưng bánh dày"
Ngày
xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định
truyền ngôi cho con.
Nhân
dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được
thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua
cho".
Các
hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng
mình lấy được ngai vàng.
Trong
khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang
Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất
sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một
hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời
Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy
nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất.
Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh
thành."
Tiết
Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật
tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng.
Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh
bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc
con cái.
Đến
ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn
hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh
Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng
kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh
ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết
Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và
Trời Đất.
Bánh chưng
Bánh dày
Bánh chưng 2,5 tấn luộc 3 ngày liên tục
Tây Nam ST