Thursday, March 23, 2017

Lễ hội truyền thống Tây Nguyên năm 2017 (TT)

Trước tiên tôi nói về dòng sông Sêrêpôk và thác Dray Sap
Sêrêpôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Khmer  Tonlé Srepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đăk Lăk.
Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông. Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km.

Một số ảnh về sông Đăk Krông – thuộc dòng sông Sêrêpôk Đăk Lăk
Ảnh:1;2;3;4;5

 


 

 
Thác Đray Sáp
Thác Đray Sáp hay còn gọi là Thác Draysap (theo tiếng Êđê, Dray Sap có nghĩa là "thác khói" bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là như màu sương khói) là một thác nước trên dòng sông Serepôk. Thác Đray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng; cách đó không xa là thác Đray Nur (hay thác Vợ) thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk. Thác Đray Sáp thuộc xã Nam Hà, huyện Krông K'Nô, tỉnh Đăk Nông, và cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30 km về hướng Nam.
Từ Gia Nghĩa đi theo quốc lộ 14 và tỉnh lộ 4 của huyện Cư Jút, Krông Nô khoảng 94km là đến với hệ thống ba dòng thác Dray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ. Đây là cụm thác nổi tiếng nhất Tây Nguyên, cũng là nơi lưu giữ những truyền thuyết đẹp, các câu chuyện tình yêu lãng mạn.
Một số ảnh về Thác Đray Sáp; thác DrayNur
Ảnh: 6;7;8;9;10;11

 
 
 
 
 
Đón hoàng hôn trên Hồ Ea Kao (11-3-2017)
Hồ nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột 12km về hướng đông nam, thuộc địa phận xã Ea Kao, được hình thành từ việc chặn các dòng suối Ea Knin, Ea Kao, Ea Chăt, Cư Mblim… để xây dựng công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho lúa và cà phê. Xung quanh hồ là những dãy núi đồi trập trùng cùng hệ thực vật phong phú với những cánh rừng còn nhiều cây cổ thụ.
Không nổi tiếng như Biển Hồ (Gia Lai), hồ Ea Kao là hồ nước ngọt nhân tạo có giá trị  lớn về mặt thủy lợi và là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành và mát mẻ.
Nếu bạn hỏi tại Buôn Mê Thuộc nơi nào đón hoàng hôn đẹp nhất, tôi sẻ nói rằng đó chính là Hồ Ea Kao.
Ảnh: 12;13;14;15
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Photographer Tây Nam

Tuesday, March 21, 2017

NGỘ NHẬN

Năm đó tại Alaska, có đôi trai gái kết hôn với nhau. Kết quả của cuộc hôn nhân đó là vấn đề sinh dưỡng, người đàn bà vì bị khó sanh mà phải từ biệt cõi đời, để lại một đứa bé thơ cho người chồng.
Anh chồng vừa rất bận rộn trong sinh kế, lại vừa rất bận rộn việc gia đình.  Vì không có người giúp trông coi đứa con thơ, anh huấn luyện được một con chó, con chó này rất thông minh, lại rất ngoan ngoản nghe lời, nó biết trông coi em bé, nó tha bình sữa để cho bé bú, nuôi dưỡng bé.
Có một ngày kia, người chủ có việc phải rời nhà, anh dặn dò con chó trông coi nuôi nấng cho bé con.  Anh đi tới một thôn làng khác, vì gặp phải tuyết lớn rơi, không thể về nhà được trong cùng ngày đó.  Qua đến ngày thứ hai mới về được nhà, con chó nghe tiếng lập tức chạy ra nghênh đón chủ mình.
 Người chủ mở cửa phòng ra xem thì thấy đâu đâu cũng đều là máu, ngẩng đầu  nhìn lên trên giường cũng là máu, chẳng thấy đứa con đâu cả, mà thấy trên thân mình con chó và miệng của nó cũng dính đầy máu me, người chủ phát hiện cái tình cảnh này, ngỡ là con chó đã trở lại cái tính dã man của loài thú, và nó đã ăn thịt con mình.
Trong cơn giận dữ, anh xách con dao to lớn và chặt đầu con chó đi, anh đã giết chết con chó thật sự rồi.  
Sau đó, bổng nhiên anh nghe có tiếng con nhỏ của mình, lại thấy nó từ dưới gầm giường bò ra, thế là anh bồng đứa bé lên, tuy là trên mình em cũng có dính máu, nhưng em không có bị thương tích gì.
Anh rất lấy làm lạ, chẳng biết việc gì đã xảy ra, anh nhìn kỹ lại con chó, thấy đùi của nó đã bị mất một mảng thịt, còn kế bên là một con chó sói, miệng nó đang gậm miếng thịt của con chó.  
 À, thì ra con chó nhà đã cứu tiểu chủ nhân, lại bị chủ nó giết nó một cách tàn nhẫn dã man, oan uổng, đây đã là một sự ngộ nhận (hiểu lầm) hết sức là đau lòng của con người.

Tây Nam St

Monday, March 20, 2017

Lễ hội đua voi - thuyền độc mộc truyền thống Tây Nguyên năm 2017

Chuyến sáng tác Lễ hội đua voi - thuyền độc mộc truyền thống Tây Nguyên năm 2017 diễn ra từ ngày 11-12/03/2017 của Nhiếp ảnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 16 thành viên trong đó có 12 nhiếp ảnh.
Buổi tối: 21h00 thứ sáu ngày 10/3/2017 đoàn tập trung ở Hodeco NKKN đi Buôn Ma Thuột.
Ngày 11/03: Đến Hồ Tà Đùng vào lúc 5h10'
Hồ Tà Đùng vốn là một vùng thung lũng bên núi Tà Đùng, thuộc xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông. Như một mặt gương xanh biếc nổi bật giữa núi rừng Tây Nguyên hoang sơ, nơi đây khiến biết bao du khách đắm say khi đặt chân đến. Nhiều người còn đặt biệt danh cho hồ Tà Đùng là “vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”.
Ngày không đó trời không chiều lòng, mây mù dày đặt chờ mặt trời không ra.
Ảnh 1:
Chúng tôi nghĩ ngơi chụp một số phong cảnh tại xã Đắk Som huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông
Ảnh 2;3:
Và chụp hình lưu niệm tại Đắk Som
Ảnh 4;5;6;7;8:
Tiếp tục lên đường đến thác DrayNur thuộc  xã Nam Hà, huyện Krông K'Nô, tỉnh Đăk Nông, nghĩ ngơi trên đường đi.

Ảnh 9;10;11;
và đi đến thác DrayNur, đây là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long - Đray Nur - Dray Sáp của sông Sêrêpôk, tỉnh Đắk Nông. Đray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Đray Nur thượng như thác Thác Gia Long phần Đray Nur hạ nằm ở tỉnh Đắk Nông.
Ảnh 12;13;
 
Chụp ảnh lưu niệm
Ảnh 14;15;16;17;18;
 
 


Kết thúc phần tại tỉnh Đăk Nông ....

Photographer Tây nam

Thursday, March 16, 2017

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỄN CỦA VÕ THUẬT VŨNG TÀU

Ngày xưa (trước năm 1975) tại Vũng Tàu có nhiều Võ đường 
- Võ đường Quân cảnh (trên đường Lê Hồng phong ngày nay) thầy Hiếu, thầy Khang hướng dẫn
- Võ đường Thiếu sinh quân (đường Lê Lợi) thầy Sinh hướng dẫn
- Võ đường Cảnh sát: thầy Doanh, cūng là chi hội trưởng chi hội Judo Vūng tàu hướng dẫn
- Võ đường Quân vận; do anh em Hải và Mình là chân truyền cūa thầy Hiếu hướng dẫn
- Võ đường Linh sơn līnh (Cán bô xây dựng nông thôn) do thầy Đức hướng dẫn
- Võ đường Ty Cảnh sát: Các thầy là người Đại Hàn hướng dẫn
- Võ đường trường Vạn Kíếp (0 nhớ thầy)
- Võ đường Lam Sơn trong sân vận đôņg Lam Sơn: do thầy Hùng hướng dẫn, anh em hay quen gọi Hùng bò (mao phạm)
- Võ đường Tam Thắng trước là Trung tâm xã hội sau là công ty Thủy sản (góc đường Lê Lợi - Bà Triệu, bệnh viện Lê Lợi nhìn xéo qua bên phãi), hoạt động song song với Võ đường Lam Sơn sau một chút: Do thầy Dương, thầy Đào Công Minh hướng dẫn
- Võ đường trường Trung học Vūng Tàu: võ sư người Đại Hàn hướng dẫn sau là Chưởng môn TaeKwondo Nam Hàn (khác vơí Taekwondo Bắc Hàn võ phục áo khoét cô vìên đen) và thầy Đào công Minh.
- Võ đường trường thánh Giuse: thầy Doanh, cūng là chi hội trưởng chi hội Judo Vūng tàu hướng dẫn
- Võ đường trường Tam Nguyên: thầy Khang , thầy Đức hướng dẫn
- Võ đường trường Đinh Tiên Hoàng: Judo có thầy Khang, Taekwondo thầy Đào công Minh hướng dẫn
- Ngoài ra còn có các võ thuâţ khác như Vovinam trường Quân vận: thầy Điện Lò võ Thanh Hùng ; Lò võ thầy Tám..v.v..
Vài lời tri ân và tưởng nhớ (nhiều người đã mất) đến đến các Thầy đã truyền bá và giáo dưỡng chúng em.

Một vài hình ảnh Minh họa về Judo Vũng Tàu
1- Judo Vũng Tàu (Ảnh chụp năm 1973 tại Vỏ đường Judo Đinh Tiên Hoàng (đường Vỏ Thị Sáu ngày nay)

2- Các sư huynh đệ đồng môn (Ảnh chụp năm 2014)

 3- Judo Vũng Tàu năm 2003 (Chụp tại vỏ đường Judo đường Hoàng Hoa thám ngày nay)


Theo lời kể của Sư huynh: Vỏ Phước Lanh (Tây nam ghi lại)