Monday, February 20, 2017

Khoảnh khắc trong nhiếp ảnh

Trong nhiếp ảnh hiện thực từng có một câu nói “Khoảnh khắc, một khi bạn bỏ lỡ, nó sẽ biến mất mãi mãi”. Đúng vậy, những khoảnh khắc ta tình cờ bắt gặp trên đường, trên phố… không hẳn lúc nào cũng giống nhau, hay có thể nói nó là duy nhất và sẽ không xuất hiện lại lần thứ hai. Đâu phải sắp đặt mới có ảnh đẹp, tôi ủng hộ quan điểm này. Và xin giới thiệu một số tác phẩm của người em tôi The director Lê Mỹ, đây là những tác phẩm mà chúng tôi thích.

Tác phẩm: Biển đông ngày hội


Tác phẩm: Biểu diễn Cano
Tác phẩm: Nhịp điệu đồng muối


Tác phẩm: Trên dòng sông Ray

Tây Nam giới thiệu.

Tác phẩm văn học

Mất mẹ
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán mẹ hôn con
Những khi tôi phải đòn
Đau lòng mẹ lại la.
Lối về
Vội vả bước đi. Khi nắng vàng buông xuống...
Ta về ... về mái ấm nhà ta ...
Đường còn dài lòng ta hối hả...
Gánh nặng đôi vai những nhọc nhằn...
Đôi chân trần lướt qua làn sóng bỉển...
Bãi cát vàng còn mãi với thời gian...
Mặt trời kia sáng mai lại mọc...
Lối về... của tôi là như thế.





Saturday, February 18, 2017

Ánh sáng trong nhiếp ảnh (TT)

Hôm nay tôi xin nói tiếp về hướng của ánh sáng (Direction of light), cụ thể là Ánh sáng ngược hay còn gọi là Chiếu sáng mặt sau (Back lighting) và loại Ánh sáng phân tán (diffuse light).
Back lighting là gì: là ánh sáng chiếu từ sau lưng chủ đề đến ống kính. nếu chủ đề là chân dung thì ánh sáng trên mặt rất dịu, tóc có viền sáng, mắt không hấp him, mặt mày không nhăn nhó. Ánh sáng ngược còn được sử dụng để tạo nên những bóng đen mà hậu cảnh là bình minh hoặc hoàng hôn (silhouette).
Diffuse light là gì: là loại ánh sáng đi qua đám mây, màn sương, lớp vải ...và phân tán đi nhiều hướng. Ánh sáng này dịu, bóng đổ không còn sắc nét.
Từ những yếu tố như trên, việc kết hợp giữa Diffuse light và Back lighting trong nhiếp ảnh là việc mà Photographers phải xử lý khi chụp ảnh.

Minh họa, một số hình ảnh chụp về Ánh sáng tản tại Long Phước - Bà Rịa ngày 12/01/2017.








Photographer Tây Nam

Thursday, February 16, 2017

Lễ hội Dinh Cô

Lễ hội Dinh Cô thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền. Lễ hội thường diễn ra từ ngày 14 tới ngày 16/3 dương lịch hằng năm(tức là từ mùng 10 tới 12/2 âm lịch). Lễ hội Dinh Cô được xem là lễ hội lớn nhất vùng biển Nam Bộ. Cứ mỗi lần gần tới lễ hội thì rất nhiều người dân địa phương và du khách tìm đến Dinh Cô dự lễ hội để cầu mong những điều an toàn cho cuộc sống và thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Theo truyền thuyết,cách đây 200 năm có một cô gái tên Lê Thị Hồng(tục danh là Thị Cách) quê ở Phan Rang trên đường đi qua đây thuyền gặp giông bão,cô bị rớt xuống biển tử nạn,xác trôi dạt vào Hòn Hang. Nhân dân vùng này đã chôn cất cô và lập đền thờ gần biển.Từ đó cô luôn hiển linh,mộng báo điềm lành,diệt trừ dịch bệnh nên vào năm 1930 ngư dân trong vùng đã lập đền thờ và tôn xưng cô là"Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần", đền thờ được dời đến chân núi Kỳ Vân chính là Dinh Cô ngày nay. Tại đây vào các ngày 10,11,12 tháng 2 âm lịch hằng năm đều có lễ hội lớn.